Năm 1873, Thiếu tá Walter Clpton Wingfield người Anh đã cải tiến cách chơi của môn quần vợt trong thời kỳ đầu, đồng thời sân chơi thay đổi thành bãi cỏ, cùng năm đã xuất bản sách "Quần vợt trên bãi cỏ", đưa ra một phương pháp chơi môn quần vợt hiện đại. Năm 1874, ông lại quy định kích cỡ và chiều cao của lưới quần vợt, tổ chức thi đấu quần vợt sân cỏ đơn giản tại Anh. Năm 1875, sau khi Câu lạc bộ Crickê Anh sửa đổi quy định thi đấu, đã tổ chức Giải vô địch quần vợt trên sân cỏ Wimbledon. Sau đó câu lạc bộ này lại đưa ra quy định sân quần vợt phải là hình chữ nhật có chiều dài 23,77 mét, chiều rộng 8,23 mét, chiều cao lưới ở giữa sân 99 xăng-ti-mét (trước đó, chiều cao lưới quần vợt là 2,1234 mét), đồng thời xác định mỗi trận áp dụng phương pháp tính điểm trung bình là 15 điểm, 30 điểm, 40 điểm. Năm 1884, Câu lạc bộ Crickê Marylebone lại quy định chiều cao lưới ở giữa sân là 91,4 xăng-ti-mét. Từ đó, quần vợt hiện đại đã chính thức hình thành, rất nhanh chóng thịnh hành tại châu Âu và châu Mỹ, trở thành một môn bóng rất được hoan nghênh.
Theo sự phát triển của môn quần vợt, các máy móc thiết bị và sân đấu đều đang không ngừng phát triển và thay đổi. Vật liệu sản xuất vợt tennis từ vật liệu gỗ phát triển đến vợt đầu tròn. Ngoài ra, trọng lượng, vật liệu, chất lượng, hình dáng đều có sự thay đổi rất lớn. Quả bóng từ bóng vải nhỏ, phát triển đến bóng nhựa, bóng cao su.
Tại Đại hội thể thao Ô-lim-pích lần đầu tiên diễn ra tại A-ten vào năm 1896, nội dung quần vợt đôi nam được chính thức đưa vào môn thi đấu. Sau đó, vì Đại hội thể thao Ô-lim-pích và Hiệp hội quần vợt quốc tế có sự bất đồng về định nghĩa đối với "vận động viên nghiệp dư", giải quần vợt đã liên tục xuất hiện trong 7 Đại hội thể thao Ô-lim-pích bị hủy bỏ, cho đến Đại hội thể thao Ô-lim-pích Lốt An-giơ-lét năm 1984, quần vợt đã đưa vào chương trình biểu diễn, tại Đại hội thể thao Xơ-un năm 1988, quần vợt được đưa vào môn thi đấu chính thức của Đại hội thể thao Ô-lim-pích. 1 2 |