Điều quan trọng hơn là, khi tập thể dục đấm bốc đòi hỏi phải lấy hơi, ưỡn ngực, co bụng và cằm, nắm chặt hai nắm tay giơ cao trước mặt, duy trì sự hô hấp bình thường nhưng không nín thở. Dồn khí từ đan điền lên ngực để lấy sức. Bằng không, động tác sẽ mềm nhũn, không có sức mạnh và cảm giác đẹp, cũng không đạt được hiểu quả "giảm cân". Kiên trì dồn khí ở ngực chính là để co bụng và tập luyện đối với phần bụng, cộng thêm sự vận động đầy đủ của các bắp cơ, có thể nói tất cả các động tác của môn thể dục đấm bốc đều đòi hỏi phải duy trì sự cân bằng của phần bụng và sức bật, sau mỗi bài tập phần bụng sẽ được tập luyện một cách rất đầy đủ.
Ngoài ra, thể dục đấm bốc còn yêu cầu khi đấm phải co cơ bụng và thét to một tiếng, chẳng những có thể tập luyện được cơ bụng mà bình thường không dễ tập, mà dùng sức đấm mạnh và thét to một tiếng còn là cách tập tốt để giải toả tâm trạng, thông qua cách tập này có thể giải toả được tâm trạng và giảm nhẹ áp lực.
Ông Hàn Vĩ, huấn luyện viên cấp quốc gia lưu ý mọi người, nếu muốn tập nhất định phải chú ý bảo hộ cơ ten-đôn và dây chằng, tránh bị bong gân, phải khởi động 10 phút trước khi tập, phải để cho các khợp, bắp cơ thả lỏng rồi mới vung nắm đấm, sau khi tập nếu cảm thấy có bắp cơ đau nhức thì tốt nhất phải ủ đá. Môn thể dục đấm bốc có cường độ khá lớn, khi xuất hiện tình hình bắp đùi mỏi mệt, một số chỗ trên cơ thể cảm thấy đau và khó chịu, hoa mắt, tim đập nhanh...thì tốt nhất phải ngừng tập. 1 2 |