Cho dù ông Coubertin muốn mô phỏng truyền thống cổ đại, nhưng không thể ngăn chặn xu thế thời đại tôn vinh nam nữ bình đẳng. Lúc đó, là nước đăng cai, Pháp đã cử nữ vận động viên tham gia thi đấu, các nước Mỹ, Anh cũng hưởng ứng cách làm của Pháp. Trong Đại hội thể thao Ô-lim-pích lần này, nữ vận động viên Brosy và Oherrera là nữ tuyển thủ đầu tiên tham gia Đại hội thể thao Ô-lim-pích; trong lịch sử Ô-lim-pích, nữ vận động viên đầu tiên được huy chương vàng là tuyển thủ tennis Anh Charlotte Cuba. Lúc đó, nữ vận động viên tham gia thi đấu đều mặc váy dài, váy của nữ vận động viên tennis nặng tới 18 ki-lô-gam.
Từ đó, số nữ vận động viên tham gia các cuộc đại hội thể thao Ô-lim-pích ngày càng tăng lên, nhưng chưa nhận được chấp nhận chính thức của Ủy ban Ô-lim-pích Quốc tế. Những quan chức cấp cao gồm ông Coubertin luôn luôn kiên trì không cho phép phụ nữ tham gia thi đấu, nhưng một số người do Mỹ đứng đầu thì dốc sức ủng hộ phụ nữ tham ra các cuộc thi, hai bên tranh cãi không ngừng. Đến năm 1912, Ủy ban Ô-lim-pích Quốc tế giữ thái độ vừa không cấm vừa không chính thức chấp nhận về vấn đề phụ nữ tham gia thi đấu. Mãi cho đến năm 1924 khi diễn ra Thế vận hội Pa-ri, Hội nghị lần thứ 23 của Ủy ban Ô-lim-pích Quốc tế đã thông qua nghị quyết , chính thức chấp nhận phụ nữ tham gia các cuộc thi đấu trong Đại hội thể thao Ô-lim-pích.
Sự thật chứng minh, nghị quyết này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc phát triển phong trào thể thao phụ nữ các nước, mà các nữ vận động viên cũng phát huy xuất sắc trong lịch sử Ô-lim-pích, Anh hùng đâu cứ phải mày râu, chính vì vậy, mà cha đẻ Ô-lim-pích hiện đại Coubertin cũng cần phải xem xét lại phản đối lúc đó của mình. 1 2 |