Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Lửa thiêng Ô-lim-pích truyền đưa ước mơ của Trung Quốc: Nhiệt tình, tự cường và hài hoà
   2008-05-07 17:16:31    cri

 

Sau khi đi khắp 21 thành phố ở năm châu, lửa thiêng Ô-lim-pích Bắc Kinh đã bắt đầu hành trình rước đuốc tiếp sức trong nước Trung Quốc mà mọi người đã mong chờ mỏi mắt. Đối với gần 12 nghìn người rước đuốc trong nước mà nói, ước mơ và mong đợi này càng cháy bỏng hơn.

Nhân dịp thực hiện ước mơ trăm năm Ô-lim-pích của Trung Quốc, mỗi người rước đuốc đều hết sức xúc động phấn khởi. Tại thành phố Thượng Hải, chị Tôn Văn, cựu đội trưởng Đội bóng đá quốc gia Trung Quốc từng tham gia hành trình rước đuốc Ô-lim-pích A-ten nói, có dịp giương cao ngọn đuốc ở đất nước mình, tôi không thể nào diễn tả được cảm giác xúc động phấn khởi và tự hào.

Người rước đuốc Dương Thắng Hoa là lao động nông dân người Thẩm Dương nói, đằng sau tôi là muôn vàn người lao động nông dân, tôi phải mang lại niềm vinh dự cho mọi người, phải tham gia rước đuốc với diện mạo và khí thế của lao động nông dân.

Để hoàn thành "đoạn đường hết sức quan trọng trong cuộc đời", ông Tần Văn Ba, Phó Tổng Chỉ Huy, Phó Tổng thiết kế sư của Hệ thống tầu vũ trụ Thần Châu 6 đã nhiều lần bàn với vợ và con gái về tư thế và động tác chạy. Ông nói, nói chung cần phải thể hiện hình ảnh khoẻ mạnh, sức sống và tích cực vươn lên, đây là sứ mệnh mà hơn 20 nghìn nhân viên làm việc trong ngành hàng không vũ trụ của Thượng Hải giao phó.

Ông Ngô Nhân Bảo, Bí thư làng Hoa Tây tỉnh Giang Tô, người rước đuốc 81 tuổi nói, tuy tôi tuổi cao, nhưng sức chạy vẫn tốt, nhiều người trẻ chưa chắc chạy nhanh như tôi. Tôi ít nhất có thể chạy 1000 mét.

Nhiệt tình bắt nguồn từ tinh thần trách nhiệm và sứ mệnh thiêng liêng. Mỗi người rước đuốc đều mong muốn đóng góp một phần sức mình cho Tổ quốc và Ô-lim-pích bằng phương thức của mình. Anh A Hoài Minh bị bại liệt ở chân là một người dân thôn quê bình thường của Huyện tự trị Dân tộc Hồi Đại Thông tỉnh Thanh Hải. Tháng 6 năm 2001, anh mang theo hơn 4000 nhân dân tệ mà anh vất và dành dụm, ngồi xe lăn xuất phát từ Tây Ninh, tỉnh lỵ tỉnh Thanh Hải đi Bắc Kinh để ủng hộ Bắc Kinh xin đăng cai Ô-lim-pích. Anh đã đi hơn 2000 ki-lô-mét trong thời gian hơn một tháng. Mỗi khi đi qua một thành phố, là có hàng trăm hàng nghìn người dân thành phố tiếp đón và cổ vũ anh ở hai bên đường. Hiện nay, với tư cách người rước đuốc, anh A Hoài Minh nói, tôi mong muốn bày tỏ tình cảm yêu chuộng, mong đợi và chúc phúc của mỗi người Trung Quốc đối với Ô-lim-pích.

Ông Đàm Gia Quốc 52 tuổi, người dân thuộc khu vực tái định cư do xây dựng khu đập Tam Hiệp từng cắm Quốc kỳ ở lưng đi bộ từ quê hương Vạn Châu lên Bắc Kinh, vừa đi vừa phân pháp cho mọi người tấm danh thiếp tuyên truyền Ô-lim-pích do ông tự làm. Ông nói, sau khi Ô-lim-pích kết thúc, tôi sẽ tiếp tục đi, kế hoạch của tôi là đi khắp cả nước. Ô-lim-pích tuy chỉ diễn ra trong nửa tháng, nhưng cuộc sống yêu chuộng thể thao được hình thành dưới sự dẫn dắt của tinh thần Ô-lim-pích sẽ tiếp tục.

Tự cường bất khuất, nhiều người rước đuốc đã làm nên nhiều chuyện thần kỳ khiến mọi người thán phục. 18 năm trước, Khi anh Hồ Thắng Bân thi trượt đại học mang tâm trạng rối bời bước ra Ga tầu hỏa Phúc Châu với toàn bộ hành lý trong tay chỉ có một túi nhỏ và hơn chục nhân dân tệ, anh không thể tưởng tượng được rằng, hôm nay anh sẽ là người rước đuốc đại diện cho lao động nông dân. Lúc, anh trước tiên làm thợ nề trên công trường xây dựng, nhưng anh cố gắng tranh thủ thời gian để học hỏi kỹ thuật, cuối cùng anh đã trở thành công nhân và được bình chọn là 10 Ngôi sao lao động nông dân xuất sắc nhất thành phố Phúc Châu. Anh Hồ Thắng Bân nói, kiến thức đã thay đổi số phận của tôi, trên thực tế số phận chính là do bản thân mình nắm giữ .

1 2