Bốn: cuộc rước đuốc với chủ đề văn hóa phương Đông
Cuộc rước đuốc của Thế vận hội Xơ-un năm 1988 đã thể hiện văn hóa truyền thống phương Đông. Tuyến rước đuốc là tuyến hình chữ "Z" nối liền miền đông và miền tây Hàn Quốc, thể hiện sự thống nhất cân bằng của tư tưởng Đạo giáo về hai cực Âm Dương.
Năm: cuộc rước đuốc với chủ đề văn hóa Ô-xtrây-li-a
Cuộc rước đuốc của Thế vận hội Xít-ni năm 2000 có hai mục tiêu: một là chia sẻ ngọn lửa thiêng Ô-lim-pích với các nước châu Đại Dương để xác định vị trí của Ô-xtrây-li-a tại châu Đại Dương; hai là tuyên truyền văn hóa và truyền thống của Ô-xtrây-li-a. Vì vậy, ngọn đuốc đã tới tất cả 13 nước của châu Đại Dương, khởi điểm rước đuốc được sắp xếp tại Ayer's Rock-thắng cảnh và thánh địa của cư dân địa phương tại trung tâm nội địa Ô-xtrây-li-a, người rước đuốc đầu tiên là vận động viên khúc côn cầu cư dân địa phương Nova, người rước đuốc cuối cùng là vận động viên cư dân địa phương nổi tiếng nhất Freeman.
Sáu: cuộc rước đuốc với chủ đề Ô-lim-pích về nhà
Thế vận hội A-ten năm 2004 với chủ đề Ô-lim-pích về nhà chào mừng Đại hội thể thao Ô-lim-pích lại được tổ chức tại Hy Lạp 100 năm sau. Vì vậy, cuộc rước đuốc A-ten đã đi qua tất cả các nước và thành phố (cả thảy 27 nước và 34 thành phố) từng tổ chức Ô-lim-pích trong 100 năm qua và đưa ngọn lửa thiêng tới châu Phi và châu Nam Mỹ, trở thành cuộc rước đuốc lần đầu tiên được truyền đi tại 5 châu lục lớn trong lịch sử Ô-lim-pích. Ủy ban Ô-lim-pích quốc tế cho rằng hoạt động rước đuốc này đã truyền đi tinh thần Ô-lim-pích, cũng đạt mục đích của Thế vận hội A-ten về Hy Lạp góp phần vào sự phát triển của hoạt động nền văn minh loài người qua sự tuyên truyền của rước đuốc 1 2 |