Một Thế vận hội thành công không thể tách rời với thi đấu xuất sắc của tuyển thủ, sự sắp xếp công phu của nhà tổ chức và nhiệt tình tham gia của khán giả. Đồng thời, việc đảm bảo tài chính đầy đủ cũng là điều kiện không thể thiếu trong việc tổ chức thành công Thế vận hội. Trong khoản tài chính vận hành Thế vận hội, một phần lớn đến từ các nhà tài trợ Thế vận hội. Song song với tài trợ Thế vận hội, các nhà tài trợ Thế vận hội cũng mong muốn có sự đảm bảo đối với lợi ích thương mại của họ. Trong quá trình trù bị Thế vận hội Bắc Kinh, Ủy ban tổ chức Thế vận hội Bắc Kinh đã bỏ ra nhiều công sức nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các doanh nghiệp hợp tác.
Tại buổi họp báo về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Ô-lim-pích và đề phòng thị trường ngầm diễn ra gần đây, Phó Ban phát triển thị trường Ủy ban tổ chức Thế vận hội Trần Phong đã giới thiệu về các công việc của Ủy ban nhằm bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp hợp tác, đặc biệt là công việc đề phòng thị trường ngầm.
Thị trường ngầm là chỉ hành vi của những doanh nghiệp không phải doanh nghiệp hợp tác Thế vận hội giành được lợi ích thương mại qua việc thiết lập quan hệ giả mạo và không được phép của Thế vận hội trao quyền. Ví dụ, nhà kinh doanh không phải doanh nghiệp được phép đặc biệt sản xuất hay tiêu thụ hàng hoá có tiêu chí Thế vận hội, hoặc doanh nghiệp không phải doanh nghiệp tài trợ Thế vận hội sử dụng những thuật ngữ như "Thế vận hội"và "Beijing 2008"trong quảng cáo và quảng bá thương mại, khiến công chúng ngộ nhận doanh nghiệp này có quan hệ tài trợ và hỗ trợ Thế vận hội.
Phó Ban Trần Phong cho rằng, thị trường ngầm là cách làm "đáp xe đi ké". Ông Trần Phong nói:
"Thị trường ngầm đã vi phạm nguyên tắc cạnh tranh công bằng, phương hại tới việc phát triển thị trường Ô-lim-pích, hành vi này sẽ tổn hại quyền lợi của các doanh nghiệp hợp tác với Thế vận hội, làm mờ nhạt giá trị thương mại của thương hiệu Ô-lim-pích."
1 2 |