Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Hỗn đấu-môn thi độc đáo trong Thế vận hội cổ đại
   2007-03-28 10:03:09    cri
Trong Thế vận hội cổ đại có một môn thể thao rất độc đáo gọi là Hỗn đấu, trong thực tế đây là một môn phối hợp giữa Quyền anh với Vật. Đây là một môn thi cực kỳ quyết liệt và tàn khốc. Tại Thế vận hội Ô-lim-pích cổ đại lần thứ 33 năm 648 trước công nguyên, Hỗn đấu lần đầu tiên được đưa vào thi đấu.

Hỗn đấu là môn thi nguy hiểm nhất trong các môn thi đấu, cảnh tượng sứt đầu mẻ trán là chuyện thường tình. Không giống như môn vật chỉ cần quật ngã đối thủ Hỗn đấu cho phép sử dụng các loại động tác và cách thức để tấn công đối thủ cho đến khi không còn khả năng chống đỡ hoặc phải thừa nhận thua mới thôi. Các vận động viên thời cổ Hy Lạp đã vun đắp cho mình tính cách không bao giờ công nhận thất bại trên chiến trường, do đó môn thi Hỗn đấu được tiến hành trong thời gian dài nhất, đôi khi thi đấu cả ngày lẫn đêm vẫn chưa kết thúc. Do Hỗn đấu chẳng khác nào như đánh giáp lá cà trên chiến trường, do đó theo cách nhìn ngày nay thì nó vô cùng tàn nhẫn, ví dụ như có thể bẻ gẫy từng ngón tay của đối thủ, cũng có thể bẻ gẫy từng ngón chân, véo tai, véo mũi đối phương, thậm chí có thể bóp cổ. Trong quá trình thi đấu thường có những vận động viên bóp cổ đối thủ đến chết mới thôi. Song đây là môn thi đấu được diễn biến từ chiến tranh nên không thể tránh khỏi bị thương vong.

Trong môn Hỗn đấu tại một kỳ Thế vận hội cổ đại, có một vận động viên bị đối phương bóp cổ, anh vốn định giơ tay xin nhận thua nhưng huấn luyện viên hô to bảo anh không được nhận thua, anh đã cố sức bẻ ngón tay của đối phương, làm cho đối phương đau quá không chịu nổi đành phải nhận thua, tuy nhiên anh cũng không đứng dậy được nữa, kiệt sức và chết ngay trên sàn đấu.

1 2