Vận động viên chạy cự li ngắn Ca-na-đa Ben Giôn-xơn phá kỷ lục thế giới môn chạy 100 mét nam với thành tích 9 giây 79, làm chấn động làng điền kinh. Nhưng sau đó anh bị kiểm tra đã dùng Đô-ping, cuối cùng bị xoá bỏ thành tích, thu hồi huy chương vàng, trở thành vụ tai tiếng chấn động nhất thế vận hội lần này. "Vụ Giôn-xơn" khiến phong trào Ô-lim-pích và giới thể thao thế giới coi vấn đề Đô-ping là vấn đề phương hại nghiêm trọng đến đạo đức thể thao và trái với tinh thần Ô-lim-pích, Ngoài ra, trong môn cử tạ cũng có vận động viên bị kiểm tra có dùng Đô-ping.
Thế vận hội lần này cả thảy đã phá 64 kỷ lục thế vận hội, trong đó có 22 kỷ lục thế giới. Điền kinh phá 30 kỷ lục thế vận hội, trong đó có 5 kỷ lục thế giới; bơi lội phá 23 kỷ lục thế vận hội, trong đó có 11 kỷ lục thế giới; cử tạ thành tích chung phá 3 kỷ lục thế vận hội, trong đó có 3 kỷ lục thế giới; bắn súng và bắn cung mỗi môn phá 2 kỷ lục thế vận hội và 1 kỷ lục thế giới. Ba nước đứng đầu bảng tổng sắp hạng là: Liên Xô cũ 55 huy chương vàng, 31 huy chương bạc, 46 huy chương đồng; Cộng hoà dân chủ Đức 37 vàng, 35 bạc, 30 đồng; Mỹ 36 vàng, 31 bạc, 27 đồng. Nước chủ nhà Hàn Quốc xếp thứ tư với thành tích 12 vàng, 10 bạc và 11 đồng, đã giành được bội thu về quảng bá nước mình và thành tích thể thao.
Trung Quốc lần này cử 301 vận động viên tham gia thi đấu. Do Liên Xô cũ, Cộng hoà dân chủ Đức cùng các nước Đông Âu đều đã tham gia thế vận hội lần này, đua tranh quyết liệt hơn trước nhiều, tại thế vận hội lần này, vận động viên Trung Quốc chỉ xếp thứ 8 với thành tích 5 huy chương vàng, 11 huy chương bạc và 12 huy chương đồng.
Nữ vận động viên nhảy cầu Cao Mẫn và Hứa Diễm Mai lần lượt đoạt chức vô địch môn nhảy cầu bật và cầu cố định. Vận động viên Lâu Vân đoạt huy chương vàng môn nhảy ngựa và huy chương đồng môn thể dục tự do. Vận động viên bóng bàn Trần Tĩnh đoạt chức vô địch đơn nữ. Thứ nhì và ba môn này do Lý Huệ Phân và Tiêu Chí Mẫn giành được. Vận động viên Trần Long Xán và Vi Tình Quang đoạt chức vô địch bóng bàn đôi nam.
1 2 |