Môn điền kinh tại thế vận hội lần này lần đầu tiên tăng thêm các nội dung chạy vượt rào 400 mét, 3000 mét và ma-ra-tông của nữ. Tổng cộng các nội dung thi đấu tại thế vận hội lần này lên tới 41 nội dung. Ngoài ra, môn toàn năng 5 môn phối hợp của nữ đổi thành toàn năng 7 môn phối hợp. Có 115 nước và khu vực với 1377 vận động viên tham gia thi đấu. Đoàn Mỹ giành được thành tích xuất sắc, trong đó nhân vật nổi tiếng là Lu-ít. Lu-ít 23 tuổi là một con cưng trong làng điền kinh lúc bầy giờ, anh đã thực hiện lời cam kết giành huy chương vàng nhiều hơn so với Ô-ven-xơ tại thế vận hội lần này. Ô-ven-xơ từng giành được 4 huy chương vàng ở các nội dung chạy 100 mét, 200 mét, chạy tiếp sức 4x100mét và nhảy xa tại Thế vận hội năm 1936.
Một nhân vật huyền thoại khác trong môn điền kinh nam là vận động viên người da đen của Mỹ Mô-xi. Sau khi giành huy chương vàng thế vận hội nội dung chạy vượt rào 400 mét năm 1976, Mô-xi đã giành thắng lợi trong hơn 100 cuộc thi đấu trong thời gian hơn 10 năm trừ một lần thua cho vận động viên Cộng hoà Liên bang Đức năm 1977 ra, nên được mạnh danh là "vị tướng không bao giờ thua" và "ông vua chạy vượt rào". Tại thế vận hội lần này Anh lại chiến thắng đối thủ một cách nhẹ nhõm, lần thứ hai giành huy chương vàng với thành tích 47 giây 75.
Những gương mặt xuất sắc trên sân điền kinh nữ là vận động viên Mỹ Hu-cơ 24 tuổi, lúc đó đã là mẹ của một mụn con. Trước ngày thi đấu thành tích của chị không phải là xuất sắc, xếp sau ngôi thứ 10 trên thế giới, thế nhưng tại thế vận hội lần này chị phát huy xuất sắc, giành được 3 huy chương vàng về chạy 200 mét, 400 mét và chạy tiếp sức 4x100 mét, trở thành người giành nhiều huy chương vàng nhất chỉ sau Lu-ít. Thế nhưng Hu-cơ giành được thành tích xuất sắc như vậy là không thể tách rời với sự vắng mặt của vận động viên các nước lớn về điền kinh như Cộng hoà dân chủ Đức, Liên Xô... 1 2 |