Thế vận hội lần này thi đấu 21 môn, nhưng nội dung thi đấu từ 198 nội dung của thế vận hội kỳ trước tăng lên tới 203 nội dung. Điều khiến mọi người quan tâm là môn Khúc côn cầu nữ lần đầu tiên đươc đưa vào thi đấu tại Thế vận hội. Đoàn Liên Xô lần đầu tiên tham gia toàn bộ các môn thi đấu. Sự tẩy chay tuy mang lại nhiều tác động cho thế vận hội lần nay nhưng về mặt thành tích nói chung là cao hơn kỳ thế vận hội trước. Trong số 33 nội dung phá kỷ lục thế giới có 6 nội dung điền kinh, 8 nội dung bơi lội, 13 nội dung cử tạ, 3 nội dung xe đạp và bắn súng. Thành tích của môn cử tạ và xe đạp đều khá cao, đặc biệt là xe đạp, toàn bộ ba nội dung đều phá kỷ lục, có 10 lượt người phá kỷ lục thế giới, trong đó nội dung 1000 mét tính giờ là đầu đầu tiên được phá kỷ lục kể từ năm 1964.
Thế vận hội khai mạc tại Sân vận động Trung tâm Lê Nin vào hai giờ chiều ngày 19-7. Các nhà lãnh đạo Liên Xô và quan chức chủ chốt của Ủy ban ô-lim-pích quốc tế dự lễ khai mạc. Chủ tịch Ủy ban ô-lim-pích quốc tế Ki-ra-nin chủ trì thế vận hội cuối cùng trong nhiệm kỳ của ông, sau đó ông làm chủ tịch danh dự. Ông Xa-ma-ran, người Tây Ban Nha được bầu làm chủ tịch Ủy ban ô-lim-pích quốc tế. Thời tiết hôm khai mạc thế vận hội nhiều mây, ban tổ chức buộc phải huy động 6 chiếc máy bay phun hoá chất để làm tiêu tan những đám mây che phủ trên bầu trời sân vận động.
Cách làm rước đuốc bằng công nghệ hiện đại tại Thế vận hội Mông-tơ-rê-an Ca-na-đa gây lên sự bàn cãi. Việc rước đuốc truyền thống là nhằm mục đích truyền bá tinh thần và lý tưởng ô-lim-pích tại các nơi trên thế giới, nhưng nếu sử dụng vệ tinh để truyền đuốc sẽ mất đi ý nghĩa vốn có. Theo quyết định của Ủy ban ô-lim-pích quốc tế, thế vận hội lần này đã khôi phục phương thức rước đuốc truyền thống.
1 2 |