Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Trung Quốc 60 năm: Đi qua mưa gió, đi lên huy hoàng
   2009-09-29 16:38:35    cri
Gần đây, nhà văn Vương Mông, 75 tuổi, nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc đã đăng bài trong chuyên mục của Nhân dân Nhật báo Trung Quốc, điểm lại những thăng trầm đổi thay của nước Trung Hoa mới trong 60 năm qua, cảm thán Trung Quốc không dễ dàng có được sự huy hoàng ngày hôm nay. Trước đó, một cơ quan truyền thông Nga khi đưa tin về Trung Quốc cũng viết rằng: "Trung Quốc từng trải qua vô vàn khó khăn, gian khổ, nhưng chưa bao giờ gục ngã trước các khó khăn đó". Sự đánh giá này không những đến từ sự hiểu biết đối với lịch sử Trung Quốc, mà còn đến từ sự nhận thức đối với hiện thực của nước Trung Hoa mới.

Thực ra, bất cứ là nhà văn Vương Mông hay các cơ quan truyền thông Nga, họ đều có một nhận thức chung: đó là tinh thần dân tộc Trung Hoa muôn người như một, chung một chí vững như thành đồng, đoàn kết nhất trí, cùng khắc phục khó khăn. Tinh thần này xuyên suốt trong lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc Trung Hoa, cũng thấu suốt trong lịch sử 60 năm của nước Trung Hoa mới.

Đối với nhiều người dân Trung Quốc mà nói, đây hầu như là một cơn ác mộng vừa xảy ra đêm hôm qua. Ngày 12 tháng 5 năm 2008, một trận động đất kinh hoàng đã cướp đi tính mạng của 10 nghìn người Trung Quốc. Thiên tai bất ngờ này khiến niềm vui và xúc động đón chào Ô-lim-pích của cả nước Trung Quốc đột nhiên biến mất, thay vào đó là sự đau thương và đau lòng sau thiên tai.

Thế nhưng, cũng như ứng đối với những khó khăn trước đây, trận động đất này một lần nữa khiến cả nước Trung Quốc gắn bó hơn bao giờ hết, 1,3 tỷ dân cùng cất lên một tiếng nói chung: "Trung Quốc, cố lên". Nỗi đau lòng của người dân biến thành sức mạnh to lớn trong tái thiết sau thiên tai trong tiếng còi báo động.

"Tôi tin rằng, bất kể khó khăn gì đều không làm chùn bước nhân dân Trung Quốc anh hùng."

Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã nhận định như vậy tại khu vực thiên tai. Thủ Tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo cũng từng nói:

"Trận động đất có thể di chuyển núi, có thể ngăn sông, nhưng không thể làm dao động ý chí của nhân dân chúng ta. Thiên tai đã cướp đi gia đình, người thân chúng ta, nhưng những người sống vẫn phải sống, mà còn phải sống tốt hơn."

Một năm sau, Văn Xuyên một lần nữa khiến mọi người không thể nhận ra: trên đống gạch vụn, một thành phố mới đang nổi lên.

Trung Quốc có câu nói rằng "Đa nạn hưng bang". Trong chặng đường phát triển lịch sử của loài người, dân tộc Trung Hoa mặc dù từng trải mưa gió bể dâu, nhưng luôn khắc phục được khó khăn, không ngừng tiến lên. Chặng đường 60 năm của nước Trung Hoa mới cũng là trang sử oanh liệt như vậy.

60 năm qua, Trung Quốc từng trải qua các loại thiên tai, trận động đất mạnh Đường Sơn năm 1976, lũ lụt nghiêm trọng năm 1998, dịch SARS năm 2003, các thiên tai như tự nhiên đang thử thách Trung Quốc và Trung Quốc đã vượt qua;

60 năm qua, Trung Quốc cũng từng bị cô lập và lâm vào cảnh khó khăn. Trong những ngày đầu thành lập nước Trung Hoa mới, Trung Quốc là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới, các nước phương Tây có thái độ thù địch đối với chính quyền non trẻ ở phương Đông này. Thế nhưng, đứng trước sự cô lập và phong tỏa của phương Tây, nước Trung Hoa mới không bao giờ khuất phục, đi lên một con đường phát triển độc lập tự chủ, tự lực cánh sinh.

60 năm qua, nước Trung Hoa mới non trẻ cũng từng đi qua chặng đường vòng, mắc sai lầm "Tả" khuynh nghiêm trọng trong phong trào "Đại nhảy vọt" và Công xã nhân dân, cuộc "cách mạng văn hóa" kéo dài 10 năm từ năm 1966 đến năm 1976 càng làm cho đất nước Trung Quốc gặp trắc trở và tổn thất nghiêm trọng. Thế nhưng, Trung Quốc không vì thế mà lạc hướng, đã tìm tòi ra con đường phát triển mới trên cơ sở phản tỉnh lại lịch sử.

Thưa các bạn, có thể nói, công cuộc cải cách mở cửa bắt đầu từ năm 1978 cũng như sự phát triển vĩ đại trong 31 năm sau đó càng tập trung thể hiện sức gắn bó, ý chí và sức sáng tạo của dân tộc Trung Hoa.

Năm 1976, "cuộc cách mạng văn hóa" vừa kết thúc, Trung Quốc trăm việc đang đợi làm lại. Học giả Tần Hiếu Ưng nói, lúc đó, người dân Trung Quốc nêu ra khẩu hiệu là "giành lại thời gian lỡ mất trong 10 năm cách mạng văn hóa", chạy đua với thời gian hầu như là trạng thái cuộc sống của người dân Trung Quốc lúc bấy giờ.

"Tôi lúc đó làm ở Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, lúc bấy giờ, bất kể là cán bộ nghiên cứu khoa học lão thành hay bạn trẻ đều làm thêm giờ, thêm ca nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn. Lúc đó, các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng dẫn đầu làm việc suốt ngày đêm, đó cũng là sự khích lệ đối với người dân. Trong đó bao gồm nhà lãnh đạo Trung Quốc đã quá cố Đặng Tiểu Bình, đã ngoài 70 tuổi mà vẫn đang quy hoạch lại công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc. Hồi đó, tất cả những người có lòng yêu nước, có chí hướng hiến thân cho đất nước đều có một nguyện vọng mạnh mẽ, tức sớm thực hiện hiện đại hóa tại Trung Quốc ."

Dưới sự chỉ dẫn của tinh thần như vậy, người Trung Quốc đã dùng 31 năm để thực hiện sự phát triển to lớn về kinh tế và xã hội, lập nên kỳ tích vĩ đại.

Thưa các bạn, một dân tộc không có trụ cột tinh thần là dân tộc không còn hy vọng; một đất nước thiếu sức gắn bó là đất nước không có sức cạnh tranh. Học giả Tần Hiểu Ưng cho rằng, tinh thần dân tộc muôn người như một, chung một chí vững như thành đồng đã tăng thêm dũng khí ứng đối khó khăn của nhân dân Trung Quốc, còn hành động thực tế cố sức không ngừng, đoàn kết hợp tác của nhân dân Trung Quốc cũng không ngừng tăng thêm nội hàm mới cho tinh thần dân tộc này.

"Trên con đường phát triển của nước Trung Hoa mới trong tương lai, sẽ gặp các loại khó khăn, vấn đề nan giải và trắc trở, điều duy nhất có thể ứng đối với những vấn đề đó là dân tộc Trung Hoa đã hình thành tinh thần dân tộc muôn người như một, chung một chí vững như thành đồng."

Chính vì biết rằng chặng đường 60 năm qua không dễ dàng, Trung Quốc mới càng trân trọng hơn, trân trọng những thành quả phát triển có được ngày hôm nay, càng trân trọng tinh thần dân tộc vĩ đại không ngừng được tăng cường và nêu cao trong quá trình này, nó là sức mạnh to lớn thúc đẩy Trung Quốc phát triển và tiến bộ.

Tinh thần dân tộc muôn người như một, chung một chí vững như thành đồng đã tạo ra sự huy hoàng 60 năm của nước Trung Hoa mới, tinh thần này ắt sẽ viết tiếp trang sử phát triển đẹp đẽ của nước Trung Hoa mới trong tương lai.