Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Trung Quốc thi hành toàn diện quản lý Nhà nước theo pháp luật
   2009-09-28 17:14:30    cri

Ngày 4-4-1989, Luật Tố tụng hành chính-bộ luật "dân có thể kiện quan" đầu tiên của Trung Quốc đã ra đời. Đây là một sự thay đổi về căn bản truyền thống lịch sử chỉ cho phép "quan quản dân" mà "dân không được kiện quan" trong mấy nghìn năm qua ở Trung Quốc.

Để thực hiện phương châm cơ bản quản lý đất nước theo pháp luật, ra sức đẩy mạnh quản lý Nhà nước theo pháp luật, tháng 11-1999 Quốc vụ viện Trung Quốc đã ban hành "Quyết định về đẩy mạnh toàn diện quản lý Nhà nước theo pháp luật", bố trí công tác đẩy mạnh toàn diện quản lý Nhà nước theo pháp luật. Tháng 3 năm 2004, Quốc vụ viện công bố "Cương lĩnh thực thi thúc đẩy toàn diện quản lý Nhà nước theo pháp luật" đã xác định mục tiêu về xây dựng Chính phủ pháp trị, đánh dấu công tác quan lý Nhà nước theo pháp luật của Trung Quốc bước vào giai đoạn toàn diện và chiều sâu.

Cùng với nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa không ngừng phát triển vào chiều sâu, phương thức quản lý Nhà nước của Chính phủ cũng bắt đầu từ loại hình hướng dẫn quyền lực chuyển sang loại hình hướng dẫn quy chế.

Tháng 10 năm 2007, Quốc vụ viện Trung Quốc đã chia làm 4 đợt hủy bỏ và điều chỉnh 1992 hạng mục phê duyệt hành chính, các cấp chính quyền cả thảy hủy bỏ và điều chỉnh hơn 22.000 hạng mục phê duyệt hành chính, đều chiếm trên một nửa tổng số hạng mục phê duyệt trước đây.

Để nâng cao độ minh bạch về công tác của Chính phủ, từ tháng 12 năm 2000 đến nay, Quốc vụ viện Trung Quốc đã áp dụng biện pháp, ra sức đẩy mạnh công tác công khai các công việc Nhà nước, tháng 4-2007 ban hành Điều lệ công khai thông tin Chính phủ, đã xác lập một loạt nguyên tắc và cơ chế.

Cùng với việc quan lý theo pháp luật từng bước được thực hiện, việc quản lý hành chính đã trở thành một mặt quan trọng trong quản lý Nhà nước theo pháp luật. Các bộ, ngành của Chính phủ đã từ "Quản lý chồng chéo", "Quyền hạn và trách nhiệm không thống nhất" không ngừng chuyển sang quyền xử phạt hành chính, quản lý hành chính tổng hợp, quyền hạn và trách nhiệm nhất trí trương đối tập trung.