Tiếp sau việc thi hành toàn diện chính sách miễn toàn bộ học phí và tạp phí trong giáo dục nghĩa vụ ở nông thôn năm 2007, ngày 1-9-2008 Trung Quốc lại thi hành chính sách miễn toàn bộ học phí và tạp phí trong giáo dục nghĩa vụ ở thành thị và nông thôn trong cả nước. Đây là một bước nhảy vọt mới trong giáo dục nghĩa vụ ở Trung Quốc, là một mốc son trong lịch sử giáo dục của Trung Quốc.
Sau ngày nước Trung Hoa mới thành lập, Trung ương và chính quyền các cấp Trung Quốc đã dốc hết sức mình, đầu tư sức người và sức của to lớn cho việc phổ cập giáo dục. Tuy nhiên, dân số đông, cơ sở mỏng manh, kinh tế, văn hóa lạc hậu cũng như kinh phí cho giáo dục thiếu hụt đã làm cho sự phát triển của giáo dục nghĩa vụ gặp không ít khó khăn.
Sau ngày cải cách mở cửa, Chính phủ Trung Quốc đã xác định ví thế chiến lược ưu tiên phát triển giáo dục. Trải qua cuộc cải cách về điều kiện giáo dục cơ bản trong thập niên 80 của thế kỷ 20, đến thập niên 90 Trung Quốc đã cơ bản thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục nghĩa vụ 9 năm và xoá nạn mù chữ cho thanh niên và trung niên, đến đầu thế kỷ 21 đã từ thực hiện toàn diện hai mục tiêu cơ bản đến thực hiện giáo dục nghĩa vụ miễn phí, đã hoàn thành "bốn bước nhảy" trong phát triển.
Phổ cập giáo dục Tiểu học ở Trung Quốc mất 78 năm, trong khi Mỹ phải mất 100 năm, nếu tính từ khi chính thức xác lập chế độ phổ cập giáo dục nghĩa vụ thông qua việc ban hành "Luật Giáo dục nghĩa vụ" năm 1986, Trung Quốc đã dùng 15 năm đi hết chặng đường phổ cập giáo dục nghĩa vụ mà các nước phát triển phương Tây phải mất gần 100 năm.
Hiện nay, số người dưới 15 tuổi ở Trung Quốc trung bình tiếp thụ giáo dục trên 8 năm rưỡi, cao hơn một năm so với mức bình quân của thế giới. Số lao động mới tăng thêm bình quân tiếp thụ giáo dục đạt tới 11 năm, cả nước có trên 70 triệu người có trình độ đại học trở lên, đứng thứ 2 trên thế giới, còn số lao động có trình độ cấp 2 trở lên dẫn đầu thế giới. |