Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  60 năm nước Trung Hoa mới—Hình ảnh nước lớn có tinh thần trách nhiệm của Trung Quốc ngày càng rõ ràng
   2009-09-22 16:51:32    cri
Ngày 24 tháng 9 năm 2008, khi dự Hội nghị Liên Hợp Quốc diễn ra tại Niu-oóc, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã có một cuộc gặp đặc biệt với các nhân sĩ nổi tiếng trong giới kinh tế và tài chính-tiện tệ Mỹ. Đứng trước nền kinh tế thế giới gặp khó khăn chồng chất trong khủng hoảng tài chính, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã động viên mọi người rằng: "lòng tin quan trọng hơn cả vàng và tiền bạc". Các phương tiền truyền thông thế giới đưa tin rộng rãi về bài phát biểu của Thủ tướng Ôn Gia Bảo, coi đây là thái độ quan trọng của Trung Quốc tích cực tham gia và ứng đối khủng hoảng. Một năm đã trôi qua, Trung Quốc đã cùng với cộng đồng quốc tế nỗ lực vì sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu, nhận được sự tôn trọng của thế giới. Mọi người ngày càng thường xuyên dùng cụm từ "nước lớn có tinh thần trách nhiệm" để chỉ vai trò của Trung Quốc trên trường quốc tế.

Từ một Nhà nước xã hội chủ nghĩa bị các nước phương Tây phong toả và thù địch trong ngày đầu thành lập, đến hôm nay trở thành "Nhà nước có tinh thần trách nhiệm" trong cộng đồng quốc tế, Trung Quốc đã đóng góp sức mình cho hoà bình và tiến bộ của thế giới trong sự biến đổi khôn lường trên trường quốc tế 60 năm qua. "Nhà nước có tinh thần trách nhiệm" đã phản ánh lên sự thay đổi vị thế của Trung Quốc ngày nay, càng nói lên sự thay đổi của thế giới trong việc ghi nhận vai đóng và vị thế toàn cầu của Trung Quốc.

Trong ngày đầu nước Trung Hoa mới thành lập, các nước phương Tây do Mỹ cầm đầu hằm học thù địch và hoài nghi đối với Trung Quốc; từ cuối thập niên 50 đến thập niên 60 của thế kỷ trước, quan hệ Trung Quốc và Liên xô cũ xấu đi, cộng đồng xã hội chủ nghĩa mà Trung Quốc từng nương dựa cũng bắt đầu phân hóa.

Đứng trước sự phong toả và đe dọa, Trung Quốc kiên trì thi hành chính sách ngoại giao hòa bình độc lập, tự chủ. "Năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình" và nguyên tắc "tìm điểm chung, gác lại bất đồng, hiệp thương nhất trí" đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo các nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ La-tinh. Trong bối cảnh quốc tế hai cực, Trung Quốc đã đóng góp sức mình cho xây dựng trật tự quốc tế công bằng và hợp lý hơn.

Song song với sự thay đổi của tình hình quốc tế, sự liên kết giữa Trung Quốc và cộng đồng quốc tế được tăng cường hơn nữa, Trung Quốc đóng vai trò tích cực hơn. Năm 1978, Trung Quốc đoạn tuyệt với phương Tây gần 30 năm đã mở ra cánh cửa đất nước. Trong 30 năm cải cách mở cửa, Trung Quốc đã thực hiện sự phát triển với thời gian dài nhất và tốc độ nhanh nhất trong lịch sự cận đại. Thực lực của Nhà nước được tăng cường vừa làm cho Trung Quốc có thể đóng vai trò trong phạm vi rộng lớn hơn, cũng làm cho nhiều nước cảm thấy lo ngại:Trung Quốc đã phát triển là đối thủ hay là đối tác?

Tháng 7 năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính –tiền tệ quy mô bùng phát tại châu Á, các nước Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Hàn Quốc, v.v lần lượt bị cuốn hút vào vòng xoáy khủng hoảng. Trong ứng phó khủng hoảng tài chính-tiền tệ lần này, Trung Quốc bất chấp rủi ro tác động tiêu cực cho kinh tế nước mình, đã cam kết không phá giá đồng Nhân dân tệ, lần đầu tiên thực hiện sự hợp tác tích cực với cộng đồng quốc tế với hình ảnh có tinh thần trách nhiệm.

Sau 11 năm, đến năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Phố Uôn, Mỹ lan rộng ra toàn cầu. Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ ba và nước đang phát triển lớn nhất trên thế giới, một mặt nhanh chóng ban hành các chính sách, dốc sức bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước để ổn định kinh tế toàn cầu; mặt khác, kiên trì chính sách thương mại và đầu tư mở cửa, bằng hành động thực tế giúp các nước ổn định kinh tế, đồng thời tích cực tham gia hành động toàn cầu về giải quyết khủng hoảng.

Trong lĩnh vực chính trị, Trung Quốc đã xây dựng quan hệ đối tác với các nước chủ yếu trên thế giới. Sự ổn định quan hệ giữa các nước lớn đã góp phần cho hoà bình và ổn định của thế giới.

Trong khi đó, Trung Quốc tích cực tham gia vào việc xây dựng của các nước đang phát triển, dốc sức thực hiện phát triển chung.

Trung Quốc là một trong những nước sáng lập của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, tích cực tham gia Diễn đàn khu vực ASEAN, cùng với các nước chung quanh giải quyết hoà bình các tranh chấp biên giới, xây dựng đường biên giới tin cậy lẫn nhau và đề xuất một loạt quan niện ngoại giao như cùng phát triển và lợi ích chung, v.v. Trung Quốc cũng đã phát đi thông điệp về ý thức trách nhiệm mạnh mẽ trong các mặt xử lý quan hệ quốc gia, tham gia cơ chế quốc tế đa phương trong khu vực và toàn cầu.

Trong lĩnh vực quân sự, Trung Quốc tích cực tham gia hợp tác quốc tế, gánh vác trách nhiệm bảo vệ hoà bình thế giới. Trung Quốc căn cứ theo nghị quyết liên quan của Liên Hợp Quốc, cử đội tàu chiến đến Vịnh A-đen và vùng biển Xô-ma-li-a thi hành nhiệm vụ hộ tống tàu thuyền qua lại. Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki Mun cho rằng, sự hỗ trợ mạnh mẽ của Trung Quốc trong hành động tấn công cướp biển Xô-ma-li-a của cộng đồng quốc tế đã nói lên Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong các công việc quốc tế.

Kể từ năm 1990 đến nay, số cán bộ, chiến sĩ Trung Quốc tham gia hành động giữ gìn hoà bình quốc tế tăng lên nhanh chóng, lĩnh vực thi hành nhiệm vụ giữ gìn hoà bình không ngừng được mở rộng, đã trở thành một trong những nước cử lực lượng giữ gìn hoà bình nhiều nhất trong 5 nước thượng trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Bước vào thế kỷ mới, Trung Quốc đã tham gia thảo luận và giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu như chống khủng bố, phòng ngừa phổ biến vũ khí hạt nhân, ứng phó biến đổi khí hậu, v.v với chiều sâu và bề rộng hơn bao giờ hết. Ví dụ như, tháng 6 năm 1992, Chính phủ Trung Quốc ký Công ước khung Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu. Năm 2006, Đề cương Quy hoạch 5 năm lần thứ 11 về phát triển kinh tế và xã hội quốc dân nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đã xác định nhiệm vụ mục tiêu tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu khí thải. Trung Quốc tham gia các hội nghị và đàm phán quốc tế về biến đổi khí hậu mang tính xây dựng đã góp phần tích cực cho bảo về khí hậu toàn cầu.

Ngày nay, sự phát triển và tiến bộ của Trung Quốc đã gắn kết chặt chẽ với hoà bình và phát triển của thế giới. Trung Quốc sẽ tiếp tục trở thành một thành viên có tinh thần trách nhiệm của cộng đồng quốc tế trong quá trình thúc đẩy phát triển của thế giới, thúc đẩy hoà mục của loài người, xây dựng thế giới hài hoà.