Thành phần và lịch sử của G-20:
1/ G-20 gồm: Ác-hen-ti-na, Ô-xtrây-li-a, Bra-xin, Ca-na-đa, Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn-độ, In-đô-nê-xi-a, I-ta-li-a, Nhật Bản, Mê-hi-cô, Nga, A-rập Xê-út, Nam Phi, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Mỹ và Liên minh châu Âu.
2/ Tại sao Tây Ban Nha và Hà Lan không có trong G-20 nhưng lại tham dự Hội nghị cấp cao Oa-sinh-tơn lần trước?
Tây Ban Nha và Hà Lan đã tham gia trong Đoàn Pháp với tư cách là thành viên Liên minh châu Âu.
3/ Lịch sử của Hội nghị cấp cao G-20?
Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương của 20 nước đã tiến hành hội đàm từ năm 1999, sau đó mỗi năm tổ chức một lần. Năm 2008, sau Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương, nguyên thủ của 20 nước đã tổ chức Hội nghị cấp cao tại Oa-sinh-tơn, Thủ đô Hoa Kỳ trong tình hình cuộc khủng hoảng tài chính lan rộng ra toàn cầu.
4/ Hội nghị cấp cao năm nay sẽ diễn ra tại đâu? Gồm những ai tham gia?
Ngày 2-4, nguyên thủ của 20 nước, Chủ tịch Liên minh châu Âu, ASEAN, Liên minh châu Phi và Chủ tịch Chương trình đối tác mới phát triển châu Phi sẽ hội tụ về Luân đôn, tham dự Hội nghị cấp cao. Ngoài ra, tham dự hội nghị lần này còn có đại diện của một số tổ chức quốc tế, trong đó có Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Thế giới, Diễn đàn Ổn định tài chính...
Chủ đề và những vấn đề quan tâm của Hội nghị cấp cao lần này:
5/ Mục tiêu của Hội nghị cấp cao G-20 năm nay là gì?
Tháng 2 năm nay, Thủ tướng Anh Brao đã có bài phát biểu diễn văn nhằm xác định chủ đề cho Hội nghị cấp cao G-20 diễn ra vào tháng 4. Ông đã chỉ ra ba mục tiêu lớn là: a/ Ổn định thị trường tài chính, giúp các gia đình và doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng kinh tế. b/ Cải tổ hệ thống tài chính quốc tế, tăng cường hợp tác kinh tế quốc tế, xây dựng lại lòng tin. c/ Đưa nền kinh tế toàn cầu vào quỹ đạo phát triển bền vững.
Theo Hội nghị cấp cao Liên minh châu Âu, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương G-20 nhằm chuẩn bị và xác định chủ đề cho Hội nghị cấp cao lần này có thể nhận thấy nội dung cụ thể tập trung vào 4 mặt: Kích thích kinh tế, cải tổ hệ thống tài chính và hệ thống tiền tệ, tăng cường vai trò của Quỹ Tiền tệ quốc tế và các tổ chức quốc tế, phản đối chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch.
Mặc dù mục tiêu là nhất trí, nhưng các nước vẫn có bất đồng về các chính sách cụ thể cũng như tuần tự thi hành.
6/ Các bất đồng chủ yếu của các bên?
a/ Kích thích và cải cách, cái nào trước cái nào sau?
Kích thích kinh tế trước hay là chấn chỉnh trật tự thị trường tài chính trước, tăng cường giám sát và quản lý? Mỹ nghiêng về kích thích kinh tế trước, còn Liên minh châu Âu lại nghiêng về chấn chỉnh trật tự thị trường tài chính và tăng cường giám sát. "Phe kích thích" bao gồm: Mỹ, Anh và Nhật Bản, còn Đức và Pháp là những nước sốt sắng nhất trong "phe giám sát và quản lý".
b/ Tăng cường vai trò của các tổ chức tài chính quốc tế
Về mặt này có mấy nội dung: một là phải cải tổ thể chế hiện hành của Quỹ Tiền tệ quốc tế. Hai là phải tăng thêm vốn cho Quỹ Tiền tệ quốc tế. Chủ tịch IMF Xtrốt-can cho rằng cần phải tăng gấp đôi số vốn hiện nay, lên tới 500 tỷ USD. Bộ trưởng Tài chính Mỹ thì lại đề xuất cần phải tăng lên tới 750 tỷ USD.
Huy động vốn như thế nào? Phương án khả thi bao gồm: bán Vàng dự trữ cua IMF, phát hành Vàng giấy của IMF, tìm kiếm sự tài trợ của các nước thành viên. Hiện nay, Nhật Bản, Liên minh châu Âu và Mỹ đã cho biết sẽ góp vốn 100 tỷ USD.
Việc cải cách thể chế hiện hành vừa bao gồm cơ cấu khuổn khổ: tỷ lệ về quyền bỏ phiếu và quyền rút vốn, hình thức bộ nhiệm lãnh đạo..., cũng bao gồm về mặt chức năng: liệu có thể xây dựng hệ thống cảnh báo sớm, đánh giá chính sách cứu vãn thị trường của các nước theo tiêu chuẩn thống nhất...Về mặt này, giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển sẽ đối mặt với quá trình cần bằng lại lợi ích.
c/ Lên án chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch
Mặc dù tiếng nói tẩy chay chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch đến từ khắp nơi, Ngân hàng Thế giới trung tuần tháng 3 ra Báo cáo viết, có 17 trong Nhóm G-20 đã đưa ra chính sách bảo hộ mậu dịch trong ứng đối khủng hoảng. Các nước lớn liệu có phải nói một đằng, làm một nẻo hay không? Vòng đàm phán Đô-ha của Tổ chức Thương mại thế giới liệu có khởi động lại hay không? Sự lên án đối với chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch liệu có trở thành hành động hay không? Tất cả những vấn đề này đều đáng được quan tâm tại Hội nghị cấp cao G-20.
7/ Các chương trình nghị sự cụ thể?
Bao gồm các mặt. Ngoài kích thích kinh tế, cải cách tài chính, cải tổ các cơ quan tài chính quốc tế ra, còn có tấn công "Thiên đàng trốn thuế", tăng cường quản lý đối với các quỹ đối ứng, đề phòng chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, ứng đối biến đổi khí hậu, tăng thêm việc làm... |