60 năm kể từ khi thành lập nước Trung Hoa mới đến nay, năng lực đổi mới khoa học công nghệ của Trung Quốc không ngừng nâng cao, xây dựng hệ thống đổi mới khoa học công nghệ nhà nước bước đầu cho hiệu quả.
Ông Vạn Cương đã giữ chức Bộ trưởng Khoa học Công nghệ Trung Quốc từ năm 2007, ông nhậm chức không bao lâu, đã bùng phát cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Nhưng theo ông, đây cũng là một cơ hội phát triển của khoa học công nghệ.
"Đối với khoa học công nghệ, khủng hoảng tài chính là một cơ hội. Trong lịch sử loài người, mỗi lần khủng hoảng đều đã thúc đẩy cách mạng công nghệ, mà mỗi lần mọi người thoát khỏi khủng hoảng tài chính cũng đều do khoa học công nghệ dẫn dắt."
Thực ra, sự phát triển khoa học công nghệ của Trung Quốc cũng đã diễn ra trong các lần khủng hoảng. Thời kỳ kỹ thuật của Trung Quốc rất non yếu, chỉ có hơn 30 cơ quan nghiên cứu khoa học chuyên môn, tất cả chỉ có không đến 50 nghìn người làm công tác khoa học kỹ thuật.
Qua 60 năm phát triển, hiện nay nguồn nhân lực khoa học công nghệ Trung Quốc đã có 42 triệu người, đứng đầu thế giới. Bên cạnh đó, lĩnh vực công trình tàu vũ trụ có người lái, công trình thăm dò Mặt Trăng, lúa lai siêu cấp, công nghệ điện hạt nhân v.v đều đã giành được tiến triển quan trọng.
Năm 2006, Trung Quốc đã công bố quy hoạch phát triển khoa học công nghệ trung hạn và dài hạn đến năm 2020, đã nêu rõ phương châm công tác khoa học công nghệ với đổi mới tự chủ là chính, Bộ Khoa học Công nghệ Trung Quốc theo đó đã ấn định ý tưởng xây dựng hệ thống đổi mới khoa học công nghệ nhà nước. Bộ trưởng Vạn Cương cho rằng, sự nâng cao năng lực đổi mới đã đặt cơ sở quan trọng cho sự phát triển khoa học công nghệ của Trung Quốc.
"Hệ thống đổi mới công nghệ kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất, học tập và nghiên cứu với doanh nghiệp là chính; tìm kiếm hệ thống đổi mới tri thức đặt nền móng cho tri thức tương lai; hệ thống đổi mới khu vực mang đặc sắc riêng; hệ thống đổi mới quốc phòng kết hợp giữa xây dựng quốc phòng và dân sự; cơ quan môi giới khoa học công nghệ bao gồm tài chính khoa học công nghệ, bảo hiểm khoa học công nghệ, giao lưu khoa học công nghệ v.v thích ứng với sự phát triển thị trường, những hệ thống này đã tạo thành một mạng lưới cơ sở, sẽ khiến năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực ứng đối các tình hình của Trung Quốc được thực hiện một cách dễ dàng và nhanh chóng, cho dù là ứng đối với khủng hoảng kinh tế, hay khủng hoảng sinh thái, khủng hoảng bệnh truyền nhiễm."
Bộ trưởng Vạn Cương nói, theo sách lược phát triển khoa học công nghệ của Trung Quốc, Trung Quốc sẽ xây dựng đất nước loại hình đổi mới vào trước năm 2020, khoa học công nghệ sẽ trở thành điểm tựa mạnh mẽ phát triển kinh tế xã hội của Trung Quốc. Đây cũng là trọng điểm của công tác khoa học công nghệ của Trung Quốc.
"Trong quá trình phát triển khoa học công nghệ, nhiệm vụ và chức trách của chúng ta tức là, khoa học công nghệ một là phải thúc đẩy sự phát triển kinh tế, hai là phải thúc đẩy cải thiện dân sinh, ba là khoa học công nghệ phải hướng tới tương lai, làm tốt cơ sở; còn phải bồi dưỡng nhiều nhân tài. Khoa học và công nghệ hiện nay phải cố gắng làm việc xoay quanh bốn điểm này."
Là người đứng đầu công tác khoa học công nghệ của Trung Quốc, Bộ trưởng Vạn Cương cho rằng công tác của Bộ trưởng rất có lý thú, nhưng trách nhiệm cũng rất lớn. Bộ trưởng vừa phải xem tiến triển về mặt khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ, kỹ thuật công trình, lại phải phỏng đoán ảnh hưởng của khoa học công nghệ đối với tương lai. Nhất là phải quan tâm đến kinh tế hiện nay, nhằm đúng hướng sau này. Đào tạo nhiều nhân tài khoa học công nghệ hơn cho Trung Quốc là mong muốn lớn nhất của Bộ trưởng.
"Tôi mong trong lúc làm Bộ trưởng, có thể kết hợp chặt chẽ giữa khoa học công nghệ với phát triển kinh tế, xã hội, có thể đặt cơ sở tốt, dọn sẵn đường cho phát triển sau này của Trung Quốc, có thể bồi dưỡng nhiều nhân tài, góp phần nhỏ bé của mình, đây là mong muốn của tôi." 1 2 |