Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Thay đổi về phương thức liên lạc của gia đình người dân Bắc Kinh Lục Tuệ Anh
   2009-09-01 15:21:46    cri

Gia đình người dân thành phố Bắc Kinh, bà Lục Tuệ Anh, 59 tuổi nằm ở trong một Tứ hợp viện có hàng trăm năm lịch sử ở quận Tây Thành, hôm nay, Mẫn Linh xin mời các bạn cùng với chúng tôi đến thăm gia đình Bắc Kinh này, tìm hiểu sự thay đổi về phương thức liên lạc trong hơn nửa thế kỷ qua, qua đó hiểu biết về sự phát triển của công nghệ thông tin trong 60 năm thành lập nước Trung Hoa.

Đây là trích đoạn bộ phim "Điện thoại di động" rất ăn khách ở Trung Quốc vài năm trước, miêu tả về tình hình xếp hàng chờ gọi điện thoại của nhân vật chính ở một thị trấn nhỏ nhiều năm trước. Bà Lục Tuệ Anh nói, bộ phim này khiến bà nhớ lại tình hình làm nghề nông gần 40 năm trước ở tỉnh Hắc Long Giang, cách Bắc Kinh hơn nghìn ki-lô-mét. Lúc đó, bà liên hệ với gia đình chủ yếu qua thư từ, lúc nhớ nhà thì viết một bức thư về Bắc Kinh. Bà nói:

"Lúc đó lấy làm rất gần gũi đối với người bưu tá, bởi vì chỉ khi nào người bưu tá đến mới có thư. Đặc biệt khi ở nông thôn, đội sản xuất lại cách xa thành phố, bưu tá có lẽ một tuần mới đến một lần."

Trong thời gian ở tỉnh Hắc Long Giang, bà Lục Tuệ Anh chỉ được gọi điện thoại liên hệ với người thân khi có việc gấp, vì lúc đó gọi điện thoại rất khó khăn. Gọi điện cần chuyển tiếp, tín hiệu rất kém, có khi còn không gọi được.

Đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, bà Lục Tuệ Anh trở về Bắc Kinh và thành lập gia đình, nhưng bà và chồng, ông Lưu Tỷ Chương mỗi người ở một nơi. Máy điện thoại lúc đó rất ít, người dân Bắc Kinh có thể đến ủy ban khu phố gọi điện thoại. Ông Lưu Tỷ Chương nhớ lại rằng:

"Lúc đó, muốn nói gì, cần gì đều viết sẵn trước khi gọi điện thoại, không như hiện nay nói cả ngày cũng được. Lúc đó cước phí điện thoại 1,2 tệ /phút, trong khi lương tháng chỉ hơn 30 đồng, hơi đắt. Bình thường rất ít khi gọi điện thoại."

Đến cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, trên thị trường Trung Quốc bắt đầu xuất hiện một loại điện thoại di động to bằng cục gạch, là hàng xa xỉ lúc đó, thậm chí là biểu tượng của sự giàu có. Nhớ lại lần đầu tiên nhìn thấy người khác sử dụng điện thoại di động như vậy, bà Lục Tuệ Anh nói:

"Lúc đó, thấy một người cầm chiếc điện thoại di động, chúng tôi thấy rất mới mẻ, không cần đường dây cũng có thể gọi điện thoại. Thực ra hiện nay rất bình thường, nhưng lúc đó cảm thấy rất huyền bí."

Trước khi điện thoại di động được phổ biến rộng rãi, số thuê bao điện thoại cố định tăng trưởng rất nhanh trong giữa thập niên 90 thế kỷ trước. Bà Lục Tuệ Anh nói, sau đó, việc lắp điện thoại cố định đã được miễn phí, hầu như nhà nào đều có điện thoại.

Bên cạnh đó, cước phí gọi điện thoại di động ở Trung Quốc không ngừng giảm xuống, số thuê bao cũng tăng nhanh chóng. Năm 2001, con gái cả của bà Lục Tuệ Anh, Lưu Kinh Tân thi đỗ đại học, bố mẹ thưởng cho con một chiếc máy điện thoại di động. Trong khi sử dụng điện thoại di động, nhiều bạn trẻ cùng tuổi Kinh Tân đều bắt đầu tiếp xúc vi tính và In-tơ-nét vào cuối thế kỷ trước.

Hiện nay, In-tơ-nét và điện thoại di động đã trở thành một bộ phận của cuộc sống và công tác của rất nhiều người Trung Quốc. Số liệu thống kê cho thấy, sáu tháng đầu năm 2009, số cư dân mạng Trung Quốc đã vượt quá 300 triệu, đứng đầu thế giới. Trong khi đó, tỷ lệ phổ cập điện thoại di động của Trung Quốc đã đạt tới 52,5%. Số thuê bao điện thoại di động đạt 695 triệu, khoảng hai người thì có điện thoại di động.

Thông tin thuận tiện đã thâm nhập vào các mặt cuộc sống của người dân Trung Quốc. Em gái của Lưu Kinh Tân, Lưu Kinh Đình cho biết, hiện nay, sự tiến bộ của mạng In-tơ-nét và công nghệ thông tin không những nâng cao hiệu suất làm việc, thậm chí còn tiện cho chuyện yêu đương của mình. Đình nói:

"Tôi và bạn trai là đồng sự, mặc dù anh ấy ở tầng một tôi ở tầng ba, nhưng công ty chúng tôi có công cụ chát như QQ nội bộ, đi làm cũng có thể chát. Chúng tôi làm cùng một công ty, gọi điện thoại cho nhau cũng rất tiện, không mất tiền vì có dịch vụ dành cho các cơ quan và tổ chức của mô-bai."

Dưới sự ảnh hưởng của hai cô con gái, bà Lục Tuệ Anh và chồng, ông Lưu Tỷ Chương vài năm trước cũng biết lên mạng In-tơ-nét. Lúc rảnh rỗi, bà Lục Tuệ Anh thường lên mạng In-tơ-nét đọc tin, gửi thư điện tử và trao đổi ảnh với các bạn cũ; còn đối với ông Lưu Tỷ Chương mà nói, các chức năng "nhi khoa" này chẳng thấm vào đâu, con gái ông còn dạy ông mua cổ phiếu và mua sắm qua mạng In-tơ-nét, thức ăn cho cá cảnh và dụng cụ câu cá của ông đều mua qua mạng In-tơ-nét.

Những năm gần đây, các chức năng của mạng In-tơ-nét ở Trung Quốc đã từ giải trí, thu thập thông tin...ban đầu phát triển tới các mặt như thương mại điện tử, chính phủ điện tử v.v. Hiện nay, bà con nông dân có thể truy cập các trang Web phục vụ cho nông dân, tìm hiểu tình hình nông nghiệp mới nhất và thông qua In-tơ-nét liên hệ thương gia để bán nông sản phẩm. Người dân có thể thông qua trang Web của các cơ quan chính phủ tìm hiểu các thông tin của chính phủ, làm thủ tục hữu quan, giám sát chính phủ. Ngoài ra, In-tơ-nét còn dần dần được áp dụng trong các mặt như an ninh, giáo dục từ xa, khám bệnh qua mạng In-tơ-nét v.v.

Đầu năm 2009, Bộ Công nghiệp và Thông tin Trung Quốc đã cấp giấy phép công nghệ truyền thông thế hệ thứ ba cho Tập đoàn Mô-bai Trung Quốc, Tập đoàn Viễn thông Trung Quốc và Tập đoàn U-ni-com Trung Quốc, đánh dấu Trung Quốc chính thức bước vào thế hệ 3G. Sự ra đời của điện thoại di động 3G khiến chức năng của điện thoại di động đã bước vào một thời đại mới, các chức năng trên In-tơ-nét như tải xuống ca nhạc, nói chuyện có hình, gửi file v.v giờ đây đều có thể thực hiện qua một chiếc máy điện thoại di động.

Hiện nay, Trung Quốc đang triển khai công tác đề án về tiêu chuẩn của cộng nghệ truyền thông thế hệ thứ 4 và tăng cường hợp tác quốc tế, phấn đấu trở thành một lực lượng quan trọng trong việc nghiên cứu và xây dựng tiêu chuẩn truyền thông quốc tế vòng mới.