Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Cuộc sống an nhàn của những người cao tuổi được bảo đảm mức sống tối thiểu
   2009-08-11 16:29:23    cri
Trung Quốc bắt đầu xây dựng cơ chế bảo đảm mức sống tối thiểu cho người dân thành thị và nông thôn từ năm 1999, căn cứ tình hình thực tế của các nơi, các cấp chính quyền đã ấn định tiêu chuẩn bảo đảm mức sống tối thiểu của địa phương, cấp trợ cấp hàng tháng cho những người có thu nhập không đạt tới tiêu chuẩn này. Hôm nay, Nam Dương xin hướng dẫn các bạn đến thăm gia đình vợ chồng 2 cụ già được chế độ tiền bảo đảm mức sống tối thiểu, tìm hiểu cuộc sống của họ.

Hai vợ chồng cụ Thôi Bác Nghệ và bà Dương Tân Kiều ở trong khu cộng đồng chung cư Vĩnh Lạc Đông, quận Thạch Cảnh Sơn, Bắc Kinh. Khi Phóng viên bước vào nhà hai cụ thông thấy, nhà không rộng lắm, đồ gia cụ cũng không nhiều, nhưng rất ngăn nắp gọn gàng. Cụ Nghệ năm nay 73 tuổi, cụ bà 63 tuổi, đều đã về hưu, hai cụ có một cô con gái, hiện giờ đang làm việc ở thành phố khác. Cụ Nghệ trước kia làm việc tại một xí nghiệp thực phẩm, năm 2000 về hưu, nhưng do xí nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh nên không lương hưu, hơn nữa, cũng không có bảo hiểm dưỡng lão và bảo hiểm y tế. Cụ bà cũng không có thu nhập. Theo chính sách bảo đảm mức sống tối thiểu, hai cụ từ năm 2000 đã được hưởng đãi ngộ bảo đảm mức sống tối thiểu.

"Năm 2000, tôi đã không có thu nhập gì, cho nên được hưởng chế độ bảo đảm mức sống tối thiểu. Hồi đó, tôi ở phố Cổ Lâu, quận Đông Thành, phường đã chủ động làm thủ tục cho tôi hưởng chế độ bảo đảm mức sống tối thiểu. Lúc đó, tiền trợ cấp mỗi tháng chỉ hơn 100 Nhân dân tệ. Tôi cũng có một số tiền tiết kiệm, cuộc sống nói chung ổn định."

Năm 2004, do nhà của cụ Nghệ lúc đó quá cũ nát, cần phải di chuyển giải phóng mặt bằng. Cụ Nghệ đã dùng số tiền Nhà nước đền bù mua căn nhà hiện nay. Cụ nói:

"Lúc đó, tiền đền bù cho tôi là 180 nghìn Nhân dân tệ, và 20 nghìn Nhân dân tệ tiền khuyến khích di chuyển, tất cả là 200 nghìn Nhân dân tệ. Tôi bù thêm 10 nghìn Nhân dân tệ, đã mua được căn nhà này. Đây là chính sách tốt của thành phố Bắc Kinh, đã giải quyết vấn đề nhà ở."

Hiện nay, do thành phố Bắc Kinh phát triển khá nhanh, giá nhà hơi cao, vấn đề mua nhà đã làm cho nhiều người đau đầu. Song, được sự trợ cấp của chính quyền, cụ Nghệ đã giải quyết được vấn đề lớn về nhà ở, không còn lo lắng gì nữa.

Từ khi Trung Quốc xây dựng cơ chế bảo đảm mức sống tối thiểu, tiêu chuẩn trợ cấp bảo đảm mức sống tối thiểu cũng không ngừng được nâng cao cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội cả nước. Hiện nay, hàng tháng hai vợ chồng cụ Nghệ hoàn toàn có thể sống bằng khoản tiền trợ cấp bảo đảm mức sống tối thiểu, mà không cần tiêu đến tiền gửi tiết kiệm của mình nữa.

"Hiện nay, tiền trợ cấp bảo đảm mức sống tối thiểu hàng tháng đang từng bước tăng lên, hiện giờ, hai vợ chồng tôi mỗi tháng được trợ cấp 880 Nhân dân tệ, cao gấp 4-5 lần trước đây. Đã đủ rồi, sở dĩ nói đủ rồi là vì, hiện nay, hai vợ chồng tôi mỗi tháng chỉ tiêu 700 Nhân dân tệ là đủ."

Cơ chế bảo đảm mức sống tối thiểu đã giải quyết vấn đề cuộc sống, song, đối với người cao tuổi mà nói, y tế cũng là một khoản chi tiêu rất lớn. Về việc này, cụ Nghệ lại không phải lo lắng gì. Cụ nói với phóng viên rằng, hiện nay, hai vợ chồng cụ đều được hưởng ba bảo hiểm y tế gồm dành cho người già, dành cho những người được hưởng bảo đảm mức sống tối thiểu, và y tế từ thiện.

"Nhà nước cho thanh toán 60% chi phí khám chữa bệnh nặng, tối đa được thanh toán 700 nghìn Nhân dân tệ. Mới đây, vợ tôi mắc bệnh nặng, vào nằm viện, và được thanh toán 60% viện phí."

Do gia đình cụ Nghệ thuộc diện được hưởng bảo đảm mức sống tối thiểu, nên số viện phí không được thanh toán còn lại sẽ được thanh toán 60%. Ngoài ra, cộng đồng chung cư còn cấp cho hai vợ chồng cụ Nghệ mỗi người một "Thẻ y tế từ thiện dành cho người cao tuổi". Có thẻ này sẽ được ưu đãi khi khám chữa bệnh tại bệnh viện cộng đồng.

"Chúng tôi đi khám chữa bệnh tại bệnh viện cộng đồng, mỗi năm được thanh toán 500 Nhân dân tệ tiền tích kê, tiền chữa bệnh, tiền thuốc. Vì vậy, về mặt y tế, chúng tôi đã có đảm bảo và rất vui mừng."

Cụ Nghệ nói với phóng viên rằng, hiện nay, các mặt ăn, ở, đi lại và y tế đều không phải lo nữa, tâm trạng rất vui vẻ, cũng thường xuyên làm những việc mà mình yêu thích. Năm 2005, cụ Nghệ đã mua một máy vi tính.

"Tôi chủ yếu muốn lên mạng, đọc tin. Trên mạng nhiều thông tin lắm, vừa cập nhật, phạm vi lại rộng, ngoài ra, quan điểm là đa nguyên hóa, có thể để cho mình tư duy từ nhiều mặt khác nhau."

Sau khi có vi tính, bà Kiều thích nhất là chát có hình trên mạng với con gái mình đang làm việc tại thành phố khác.

Bà Kiều còn thích nghe và hát tuồng. Những lúc rảnh rỗi, bà còn thường xuyên xem chương trình hát tuồng trên ti vi, vừa xem vừa hát theo, rất hưởng thụ.

Chủ nhiệm Ủy ban tiểu khu dân cư mà gia đình cụ Nghệ sở tại, bà Ái Hồng Ba nói, cộng đồng cũng bằng mọi cách làm phong phú cuộc sống của những người cao tuổi được hưởng bảo đảm mức sống tối thiểu, làm cho cuộc sống về già của họ không cô đơn và buồn tẻ nữa.

"Những người già như cụ Nghệ và bà Kiều, việc làm thế nào để cho cuộc sống về già của họ hạnh phúc là trọng tâm công việc của chúng tôi. Ví dụ như cộng đồng tổ chức những gia đình được hưởng bảo đảm mức sống tối thiểu và toàn thể cư dân trong cộng đồng tham gia đội người mẫu thời trang, đội múa Dương Ca, đội khiêu vũ và còn có lớp dạy thư pháp, đội đồng ca, v.v."

Cụ Nghệ giỏi thư pháp, hiện đang làm giáo viên của lớp dạy thư pháp cộng đồng. Mỗi dịp nghỉ hè và nghỉ đông, cụ Nghệ đều làm giáo viên dạy thư pháp cho các em học sinh. Cụ Nghệ cho biết:

"Tập thư pháp cũng giống như tập thể thao, tôi luyện cho tâm tình của mình, tập càng nhiều càng có lợi cho sức khoẻ. Viết chữ cho tốt, người ta khen thì trong lòng cũng rất vui."

Cụ Nghệ còn cho biết, do chính sách Nhà nước tốt, cuộc sống tuổi già của mình mới thanh nhàn không có gì để lo, miễn là sức khoẻ cho phép, hai vợ chồng cụ đều muốn đóng góp sức mình, phục vụ cho xã hội. Hiện nay, cụ Nghệ và bà Kiều đều là tình nguyên viên của cộng đồng, còn thường xuyên viết báo tường đen tuyên truyền trong cộng đồng.