Nghe Online
Mới đây, Đại diện Ngân hàng châu Á tại Việt Nam Cô-ni-si đã trả lời phỏng vấn của phóng viên Tân Hoa xã, Đại diện Cô-ni-si nói, mức tăng kinh tế của Việt Nam trong sáu tháng đầu năm nay là 3,9%, tốc độ tăng trưởng giảm so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng vẫn biểu hiện rất tốt trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu, việc này nói lên Việt Nam áp dụng biện pháp ứng đối khủng hoảng, kích thích tăng trưởng kinh tế thu được hiệu quả rất tốt.
Kể từ khi bùng phát khủng hoảng tài chính quốc tế đến nay, kinh tế Việt Nam đã kết thúc thời kỳ tăng trưởng nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng bình quân 7% trong 10 năm qua. Kinh tế tăng trưởng của Việt Nam chủ yếu dựa vào xuất khẩu bị tác động mạnh, vốn nước ngoài sụt giảm, nhiều doanh nghiệp kinh doanh gặp khó khăn, một số doanh nghiệp thậm chí buộc phải ngừng sản xuất. Các vấn đề như làm thế nào giải quyết nguồn vốn, thị trường v,v trở thành thách thức gay cấn mà Chính phủ Việt Nam phải đối mặt. Kể từ sáu tháng cuối năm ngoái đến nay, Chính phủ Việt Nam áp dụng một loạt biện pháp mở rộng đầu tư và tiêu dùng trong nước để ủng hộ tăng trưởng kinh tế, bao gồm tăng thêm chi tiêu ngân sách công cộng, mở rộng xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ và cho vay vốn ưu đãi đối với doanh nghiệp, giảm thuế cũng như tăng cường bảo đảm an ninh xã hội v,v.
Theo sắp xếp dự án trợ cấp tải khoản cho vay của Chính phủ Việt Nam, các doanh nghiệp gặp khó khăn khi đăng ký vay vốn sẽ được hưởng cho vay hỗ trợ lãi suất ở mức 4% của Chính phủ. Đại diện Cô-ni-si nói, theo thống kê của Ngân hàng Trung ương Việt Nam, tính đến nay, thông qua dự án này, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã cho các doanh nghiệp vay hỗ trợ lãi suất 21 tỷ USD, trong đó, 16% là doanh nghiệp nhà nước, 66% cho doanh nghiệp tư nhân, 18% cho dự án kinh tế gia đình quy mô nhỏ.
Đại diện Cô-ni-si nói, Chính phủ Việt Nam áp dụng biện pháp hỗ trợ vay vốn ưu đãi cho các doanh nghiệp đã phòng ngừa hiện tượng nhiều doanh nghiệp bị phá sản và đóng cửa. Ông nói, dù dự án vay vốn ưu đãi không thể đề cập đến tất cả doanh nghiệp Việt Nam, các giới xã hội cũng tồn tại thảo luận về làm thế nào phân phối vốn vay, nhưng xét từ vĩ mô, dự án này đã giúp đỡ thực sự nhiều doanh nghiệp duy trì sản xuất và kinh doanh, vượt qua thời kỳ khó khăn nhất. Đại diện Cô-ni-si nói: "Kể từ khi bùng phát khủng hoảng tài chính đến nay, nhiều nước đã xuất hiện tình hình nhiều doanh nghiệp phá sản và đóng cửa, nhưng tình hình này rất ít xảy ra ở Việt Nam."
Đại diện Cô-ni-si nói, sáu tháng đầu năm nay, trong khi kích thích tăng trưởng kinh tế, Việt Nam cũng đã kiểm soát hữu hiệu lạm phát. Kể từ đầu năm năm ngoái đến nay, tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam tăng cao. Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Thống kê Việt Nam công bố vào cuối năm ngoái cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng Việt Nam trong 12 tháng qua đã tăng 22,97%, là mức tăng cao nhất từ năm 1991 đến nay. Thông qua áp dụng một loạt biện pháp, hiện nay, tỷ lệ lạm phát Việt Nam đã được kiểm soát hữu hiệu. Tháng 6 năm nay, vật giá Việt Nam tăng 0,55% so với cùng kỳ tháng trước, tăng 3,94% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đại diện Cô-ni-si nói, trong tình hình tốc độ tăng trưởng kinh tế 3,9% của sáu tháng đầu năm, tỷ lệ lạm phát này hoàn toàn có thể chấp nhận. Ông nói, cho dù hiện nay không phải quá lo ngại vấn đề lạm phát, nhưng cùng với vật giá quốc tế tăng trở lại và biện pháp kích thích kinh tế trong nước Việt Nam tiếp tục thực thi, sức ép lạm phát tăng lên ở Việt Nam vẫn sẽ tồn tại một thời gian. Ông đề nghị, Chính phủ Việt Nam có thể xem xét tăng lãi suất, thắt chặt vay vốn vừa phải trong sáu tháng cuối năm nay.
Đại diện Cô-ni-si cho rằng, sáu tháng cuối năm nay, cùng với kinh tế toàn cầu từng bước phục hồi, kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng, nhưng mức tăng trưởng sẽ quyết định bởi tốc độ khôi phục của kinh tế toàn cầu. Ông đồng thời chỉ rõ, trong khi theo đuổi tăng trưởng kinh tế, duy trì ổn định kinh tế cũng rất quan trọng. Việt Nam còn phải kiểm soát lạm phát hơn nữa, nếu cần thiết có thể áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ, đồng thời còn phải kiểm soát thâm hụt tài chính trong phạm vi an toàn, và duy trì ổn định tỷ giá hối đoái. |