Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Mở rộng kích cầu, thúc đẩy tiêu dùng
   2009-03-13 17:51:33    cri

Nghe Online

Ha: Quý vị và các bạn thân mến, hoan nghênh quý vị và các bạn theo dõi chuyên mục Câu chuyện hai kỳ họp, tôi là Hải Vân. Hôm nay Hải Vân và chị Như Ngọc sẽ trò chuyện với quý vị và các bạn về vấn đề: Mở rộng kích cầu trong nước, thúc đẩy tiêu dùng, một trong những điểm nóng của Hai kỳ họp Trung Quốc năm nay.

Ng: Như Ngọc rất vui lại được trò chuyện với quý vị và các bạn.

Ha: Chị Ngọc, dạo này chị hay đi mua sắm, kích cầu cho Trung Quốc không?

Ng: Có chứ. Như Ngọc thường xuyên đi mua thịt, mua rau, đồ dùng sinh hoạt vv. Như Ngọc rất thích mua đồ của Trung Quốc, bởi vì chất lượng tốt, giá vừa phải, Như Ngọc không những mua cho mình, mà còn mua cho người nhà, bạn bè ở bên Việt Nam.

Ha: Thế thì tốt quá, có lẽ Hải Vân phải thay mặt nhân dân Trung Quốc cảm ơn chị Ngọc mới được. Nếu như ai cũng như chị Ngọc thích kích cầu thì tốt quá.

Ng: Ngọc chỉ được cái "ném tiền qua cửa sổ" thôi, đấy cũng là một nhược điểm của Ngọc đấy. Thôi nói đùa một chút cho vui, phải không Hải Vân.

Ha: Vâng. Như hiện nay, tiêu tiền là một việc tốt đấy, nhà nước cũng khuyến khích mọi người tiêu tiền cơ mà. Bởi vì nếu không ai đi mua hàng, thì có thể sẽ dẫn đến nền kinh tế bị trì trệ.

Ng: Thế xem ra Ngọc thích tiêu tiền lại là việc tốt. Vấn đề tiêu tiền không phải chuyện nhỏ của cá nhân, mà là một việc rất hệ trọng liên quan tới kinh tế phát triển, quốc kế dân sinh đấy.

Ha: Đúng đấy. Cho nên Hải Vân mong chị Ngọc thường xuyên đi kích cầu, góp phần vào tăng trưởng kinh tế Trung Quốc.

Ng: Nếu như trong túi tiền mà rủnh rỉnh thì Ngọc cũng thích "kích cầu" đấy, nhưng chỉ sợ là hứng lên tiêu hết tiền, đến cuối tháng lại rỗng túi như câu nói của Trung Quốc "Đầu tháng ăn thịt, cuối tháng ăn rau" thì gay đấy.

Ha: Vâng, đúng đấy, tiêu tiền cũng phải dựa vào khả năng chi trả của mình, nếu không sẽ xảy ra "khủng hoảng tài chính đấy". Cho nên, nếu Chính phủ muốn mở rộng kích cầu thì vấn đề then chốt là phải làm thế nào để người dân có tiền trong tay, phải không chị Ngọc?

Ng: Đúng. Nhưng trước bối cảnh khủng hoảng tài chính quốc tế đang lan rộng, rất nhiều người bị mất việc làm, làm sao đảm bảo người dân có tiền trong tay, đó là một vấn đề nan giải mà các nước trên thế giới đang phải đối mặt. Trung Quốc cũng không ngoại lệ.

Ha: Vâng. Do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc cũng gặp phải không ít khó khăn. Bởi vì kinh tế Trung Quốc phần lớn dựa vào xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, hiện nay thị trường nước ngoài không nhập khẩu sản phẩm của Trung Quốc, Trung Quốc muốn duy trì mức tăng kinh tế 8% thì cần phải điều chỉnh kết cấu kinh tế, chuyển nhu cầu thị trường nước ngoài sang mở rộng kích cầu trong nước.

Ng: Vâng, Ngọc chú ý đến việc Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra rất nhiều biện pháp để kích thích kinh tế, mở rộng kích cầu trong nước chẳng hạn như chương trình kích thích kinh tế trọn gói 4000 tỷ nhân dân tệ, quy hoạch chấn hưng 10 ngành lớn vv. Báo cáo công tác Chính phủ của Thủ tướng Ôn Gia Bảo cũng đưa ra rất nhiều biện pháp cụ thể.

Ha: Vâng, đúng đấy. Những quyết sách này chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản như 3 điểm sau đây: Để nhân dân có tiền để tiêu; để cho nhân dân dám tiêu tiền; để lại tiền cho nhân dân.

Ng: Nghe ra rất thú vị và dễ hiểu. Làm thế nào để cho nhân dân có tiền để tiêu?

Ha: Trước hết là tạo việc làm, nâng cao thu nhập. Báo cáo công tác Chính phủ nêu rõ "Đầu tư 42 tỷ nhân dân tệ đảm bảo tăng việc làm cho hơn 9 triệu người dân thành thị; nâng cao thu nhập cho cộng đồng người có thu nhập thấp; tăng trợ cấp nông nghiệp, năm nay có thể lên đến 123 tỷ nhân dân tệ."

Ng: Như Ngọc đã hiểu ra rồi, các biện pháp này bao gồm đảm bảo việc làm người dân thành thị, tăng thu nhập cho cộng đồng người có thu nhập thấp và tăng thu nhập cho nông dân.

Ha:Vâng, có câu nói: "Mạnh vì gạo, bạo vì tiền", có tiền trong tay thì không phải lo". Gần đây, các địa phương Trung Quốc đã đưa ra một số biện pháp mở rộng kích cầu, chẳng hạn như một số thành phố cấp phát phiếu mua hàng cho người dân thành phố; triển khai hoạt động đưa đồ điện gia dụng xuống nông thôn, tức là chính quyền trợ cấp một số tiền cho nông dân mua đồ điện gia dụng. Hai biện pháp trên thì chị Ngọc hoan nghênh biện pháp nào?

Ng: Ngọc thấy cả hai biện pháp này đều có thể mở rộng kích cầu trên mức độ nhất định, nếu so sánh hai biện pháp thì Ngọc thấy hoạt động đưa đồ điện gia dụng xuống nông thôn hiệu quả hơn.

Ha: Vì sao?

Ng: Bởi vì Ngọc thấy cấp phát phiếu mua hàng chỉ là một biện pháp tình thế, chứ không phải biện pháp lâu dài, không thể giải quyết vấn đề từ gốc. Còn hoạt động đưa đồ điện gia dụng xuống nông thôn thì một mặt có thể giúp giảm sức ép tồn kho cho doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển lành mạnh, mặt khác có thể tiết kiệm cho nông dân, mang lại lợi ích thực tế cho nông dân.

Ha: Vâng, chị Ngọc nói rất có lý. Về vấn đề cấp phát phiếu mua hàng vẫn tồn tại một số tranh cãi đấy. Trong thời gian diễn ra hai kỳ họp, một số ủy viên Chính Hiệp nêu ra ý kiến rất táo bạo là đề nghị cấp phát phiếu mua hàng 5000 tỷ nhân dân tệ; một số ủy viên lại đề nghị ngừng cấp phát phiếu mua hàng, mà dành tiền vào việc giải quyết phúc lợi xã hội cho người dân.

Ng: Đúng, Ngọc đồng tình quan điểm sau. Bởi vì nếu như phúc lợi xã hội của nhân dân tốt, thì mọi người sẽ có thể tiêu tiền một cách thoải mái.

Ha: Đúng là như vậy. Nhân dân có tiền trong tay vẫn chưa đủ, còn cần phải để cho nhân dân dám tiêu tiền. Muốn để nhân dân dám tiêu tiền, thì phải cải thiện dân sinh, cải thiện phúc lợi xã hội, biện pháp cụ thể nêu trong Báo cáo công tác chính phủ là: dự định đầu tư 293 tỷ nhân dân tệ đảm bảo xã hội; 3 năm đầu tư 850 tỷ nhân dân tệ vào việc cải cách y tế; đầu tư 43 tỷ nhân dân tệ vào việc xây dựng nhà dành cho đối tượng chính sách vv.

Ng: Vâng, thông qua những biện pháp cụ thể giúp nhân dân cải thiện chế độ dưỡng lão, y tế, nhà ở vv, tin rằng có thể xóa bỏ một số lo âu của nhân dân, để nhân dân dám tiêu tiền. Nhưng nói thật, Ngọc thấy sức mua của người Trung Quốc rất bất ngờ, nhất là thế hệ trẻ, rất nhiều người trẻ mua nhà này, thường xuyên đi du lịch này; còn trong các trung tâm thương mại sầm uất lúc nào cũng người đông nghìn nghịt, thậm chí không thể thấy một tý dấu hiệu nào về khủng hoảng tài chính. Ngọc thấy người Trung Quốc rất giàu đấy.

Ha: Vâng, người Trung Quốc giàu hơn trước thật, bởi vì qua 30 năm cải cách mở cửa, Trung Quốc đã tích lũy được một số cơ sở vật chất. Người Trung Quốc cũng tiêu tiền mạnh tay hơn trước kia, thể hiện ở chỗ tỷ lệ gửi tiết kiệm ngân hàng có phần giảm so với trước kia, nhưng xét về tổng thể thì vẫn rất cao. Cho nên, Trung Quốc còn có rất nhiều tiềm năng tiêu dùng chưa được khai thác.

Ng: Từ trước đến nay người Trung Quốc cần cù tiết kiệm, xem ra là dân tộc thích gửi tiết kiệm nhất trên thế giới.

Ha: Vâng, đúng là như vậy. Người Trung Quốc thích gửi tiết kiệm một là có truyền thống văn hóa từ xưa đến nay, hai là phù hợp với tình hình cơ bản của nhà nước. Bởi vì hệ thống đảm bảo xã hội của Trung Quốc chưa hoàn thiện, phần lớn tiền của người dân phải dành cho dưỡng lão, y tế, giáo dục vv. Nếu hệ thống đảm bảo xã hội của Trung Quốc hoàn thiện, nhất là hệ thống đảm bảo xã hội của nông thôn được hoàn thiện, thì sức mua của người Trung Quốc sẽ được giải phóng rất nhiều.

Ng: Hải Vân nói đúng đấy. Cho nên chúng ta có thể thấy rất nhiều biện pháp nói trên trong Báo cáo công tác chính phủ đều nhằm vào việc cải thiện dân sinh, đảm bảo phúc lợi xã hội cho người dân.

Ha: Còn biện pháp nữa là để lại tiền cho nhân dân. Báo cáo công tác Chính phủ nêu rõ năm nay sẽ thực thi chính sách giảm hoặc miễn thuế mang tính kết cấu, sẽ giảm khoảng 500 tỷ nhân dân tệ gánh nặng thuế cho doanh nghiệp và cá nhân. Trong đó bao gồm tiếp tục giảm thuế cho doanh nghiệp, giảm thuế thu nhập cá nhân, tạm miễn thu thuế lãi xuất lợi tức tiền gửi tiết kiệm cá nhân.

Ng: Chính phủ Trung Quốc miễn giảm thuế nhằm mục đích để lại càng nhiều tiền trong tay nhân dân. Tin rằng thông qua cố gắng nhiều mặt của Chính phủ Trung Quốc, nền kinh tế Trung Quốc sẽ có thể duy trì tăng trưởng bình ổn và khá nhanh, điều này không những mang lại lợi ích cho nhân dân Trung Quốc, mà còn mang lại lợi ích cho nhân dân thế giới.

Ha: Vâng, kỳ họp Quốc hội Trung Quốc đã bế mạc vào hôm nay, chuyên mục Hai kỳ họp hôm nay cũng là kỳ cuối cùng, cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị và các bạn, xin chào tạm biệt các bạn.

Ng: Xin chào tạm biệt.