Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Tìm hiểu xu hướng phát triển kinh tế Trung Quốc qua các con số
   2009-03-12 14:35:03    cri

Nghe Online

Linh: Quý vị và các bạn thính giả thân mến, hoan nghênh các bạn lại đến với tiết mục đặc biệt "Câu chuyện hai kỳ họp" của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc. Tiết mục Hôm nay sẽ do Mẫn Linh và chị Như Ngọc cùng thực hiện.

Ngọc: Xin chào các bạn thính giả, chào Mẫn Linh.

Linh: Chào chị Ngọc. Trước tình hình cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế hiện nay, rất nhiều người quan tâm xu hướng phát triển kinh tế của Trung Quốc trong năm 2009.

Ngọc: Vâng, là chuyên gia làm việc tại Trung Quốc, Như Ngọc cũng rất quan tâm mặt này.

Linh: Vậy, hôm nay, hai chị em chúng mình sẽ thông qua một loạt "con số" được công khai tại "hai kỳ họp" Trung Quốc đang diễn ra tại Bắc Kinh, cùng các bạn tìm hiểu xu hướng phát triển kinh tế của Trung Quốc năm nay.

"Mức tăng trưởng kinh tế"

Linh: Con số đầu tiên là mức tăng trưởng kinh tế. Chị Ngọc này, tin rằng chị đã nghe tường tận báo cáo công tác chính phủ của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tại lễ khai mạc kỳ họp thường niên Quốc hội vừa rồi, vậy, chị có để ý tới con số này trong báo cáo công tác chính phủ không?

Ngọc: Tất nhiên, con số này rất quan trọng, trong báo cáo công tác chính phủ, Trung Quốc đã đặt mục tiêu của mức tăng trưởng kinh tế năm 2009 là vào khoảng 8%.

Linh: Vâng, chị nói rất đúng đấy. Năm nay cũng là năm thứ 5, Chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu ở con số này. Nhưng tình hình năm nay khác với mọi năm, tác động của cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế vẫn chưa nhìn thấy đáy, mọi người rất quan tâm liệu Trung Quốc có thể đạt được mục tiêu này một cách thuận lợi hay không. Vậy, xin chị cho biết nhận xét của mình về vấn đề này?

Ngọc: Quả thật trong tình hình nhiều nhân tố không xác định, việc Chính phủ Trung Quốc đề ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% đã cho thấy quyết tâm bảo đảm tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, và Như Ngọc được biết, trong thời gian diễn ra "hai kỳ họp", nhiều Đại biểu Quốc hội và Ủy viên Chính Hiệp Trung Quốc đều bày tỏ lòng tin kiên định đối với sự phát triển kinh tế.

Linh: Vâng, nhưng mà tiền đề là cần phải làm tốt một số công tác.

Ngọc: Mẫn Linh nói đúng, cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế đã gây ảnh hưởng rất lớn cho tình hình việc làm Trung Quốc, giải quyết tốt vấn đề việc làm, thực hiện tốt chính sách mở rộng kích cầu trong nước và điều chỉnh cơ cấu kinh tế, việc Trung Quốc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% là nằm trong tầm tay.

"Chỉ số giá tiêu dùng"

Linh: Là một chỉ tiêu quan trọng liên quan chặt chẽ tới cuộc sống của người dân, chỉ số giá tiêu dùng, tức CPI luôn được mọi người quan tâm. Báo cáo công tác chính phủ của Thủ tướng Ôn Gia Bảo chỉ rõ, năm nay mức tăng CPI sẽ vào khoảng 4%. Mục tiêu này thấp hơn 1,9% so với mức tăng năm ngoái. Vậy, chị Ngọc, chị đã sống ở Bắc Kinh gần 5 năm, chị thấy vật giá Trung Quốc có cao không?

Ngọc: Như Ngọc có thể thông qua một vài ví dụ để trả lời câu hỏi của Mẫn Linh. Ở Bắc Kinh, 6 tháng trước, giá trứng gà là 7,6 nhân dân tệ/ki-lô-gam, có lúc lên đến 8 nhân dân tệ/ki-lô-gam, còn hiện nay là 6 nhân dân tệ/ki-lô-gam. Năm nay, vật giá Trung Quốc đã giảm rõ rệt.

Linh: Vâng, Mẫn Linh cũng cảm thấy chi tiêu thường ngày của mình rẻ hơn, nhất là về đồ ăn.

Ngọc: Theo Như Ngọc, mục tiêu về mức tăng vật giá của Trung Quốc là phù hợp với mục tiêu tăng trưởng kinh tế, và đã xem xét tới xu hướng sụt giảm của chỉ số giá tiêu dùng, cũng xem xét tới khả năng vật giá gia tăng bởi việc thực thi chính sách tài chính tích cực và chính sách tiền tệ nới lỏng vừa phải.

"Bội chi ngân sách"

Linh: Thưa các bạn, Báo cáo công tác chính phủ Trung Quốc cho biết, bội chi ngân sách Trung Quốc năm nay sẽ vào khoảng 950 tỷ nhân dân tệ, đây là con số cao nhất trong 60 năm kể từ khi thành lập nước Trung Hoa mới. Cho nên có người lo lắng, điều này sẽ ảnh hưởng gì đến sự phát triển của Trung Quốc? Vậy, theo chị, chúng ta nên nhìn nhận vấn đề này như thế nào?

Ngọc: Con số bội chi ngân sách của Trung Quốc này cho thấy, chính sách tài chính tích cực của Trung Quốc bắt đầu phát huy hiệu quả, mở rộng bội chi, huy động vốn, tăng thêm đầu tư, dốc sức bảo đảm tăng trưởng kinh tế. Mặc dù con số này lên tới gần 1000 tỷ nhân dân tệ, nhưng đây là một con số vẫn nằm trong phạm vi rủi ro có thể kiểm soát.

Linh: Sao chị lại nói như vậy? Có phải căn cứ theo tiêu chuẩn quốc tế gì đó phải không?

Ngọc: Vâng, theo tiêu chuẩn hữu quan của Liên minh châu Âu, 3% là ranh giới cảnh báo của tỷ lệ bội chi ngân sách, con số bội chi 950 tỷ nhân dân tệ so với GDP là dưới 3%, đây là mức mà sức mạnh tổng hợp của Nhà nước Trung Quốc có thể gánh chịu được và cũng là mức an toàn.

"khoản vốn vay tín dụng mới tăng"

Linh: Đối với con số này, Báo cáo công tác chính phủ Trung Quốc cho biết, năm nay sẽ tăng thêm 5000 tỷ nhân dân tệ vốn vay tín dụng, đạt mức cao lịch sử. Chị nhận xét gì về con số này?

Ngọc: Sự tăng trưởng ổn định của vốn vay tín dụng là sự ủng hộ quan trọng đối với phát triển kinh tế. Theo những số liệu trước đây của Trung Quốc trong gần 10 năm trở lại đây, cứ tăng 100 nhân dân tệ vốn vay tín dụng thì có thể kéo theo đầu tư tăng 55 nhân dân tệ trở lên và GDP tăng khoảng 65 nhân dân tệ. Nếu theo cách tính này, các bạn đang có mặt bên máy thu thanh có thể tính xem, 5000 tỷ nhân dân tệ vốn vay tín dụng sẽ mang lại bao nhiêu tăng trưởng GDP.

Linh: Vâng, nhưng Mẫn Linh được biết, có một số Đại biểu Quốc hội và Ủy viên Chính Hiệp cũng nhắc nhở rằng, trong khi tăng thêm vốn vay tín dụng, cần phải thông qua việc ưu hóa cơ cấu cho vay tín dụng để dẫn dắt và thúc đẩy ưu hóa cơ cấu kinh tế, tuyệt đối không nên nới lỏng tiêu chuẩn về rủi ro cho vay tín dụng chỉ vì sự tăng trưởng trong chốc lát mà để lại hiểm hoạ tiềm ẩn cho phát triển sau này.

Ngọc: Vâng, các Đại biểu Quốc hội và Ủy viên Chính Hiệp có kiến nghị về mặt này chứng tỏ Trung Quốc đã để ý đến điều này. Nói chung, các con số này đã chứng tỏ Chính phủ Trung Quốc có lòng tin, có khả năng ứng đối với cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế, tiếp tục thực hiện kinh tế tăng trưởng bình ổn và khá nhanh. Đồng thời cũng nói lên quan niệm quản lý nhà nước của Trung Quốc là càng khó khăn thì càng chú trọng dân sinh và xã hội hài hòa.

Linh: Vâng. Chị Ngọc, thời gian trôi đi rất nhanh, lại đến lúc nói lời chia tay với các bạn thính giả.

Ngọc: Vậy, Như Ngọc và Mẫn Linh xin cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi tiết mục hôm nay.

Linh: Tạm biệt các bạn.