Nghe Online
Ha: Quý vị và các bạn thính giả thân mến, hoan nghênh quý vị và các bạn tiếp tục theo dõi chuyên mục Câu chuyện hai kỳ họp, tôi là Hải Vân. "Hai kỳ họp" tức Kỳ họp thứ 2 Quốc hội Trung Quốc khóa 11 và Kỳ họp thứ 2 Chính Hiệp Trung Quốc khóa 11 đang tiếp tục diễn ra tại Bắc Kinh, trong những ngày qua rất nhiều Đại biểu Quốc hội và Ủy viên Chính Hiệp đã hiến mưu hiến kế về các vấn đề kinh tế, an toàn vệ sinh thực phẩm, giáo dục, bảo vệ môi trường vv. Hôm nay, Hải Vân và chị Như Ngọc, chuyên gia Việt Nam công tác tại Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc sẽ trò truyện về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, một trong những điểm nóng của hai kỳ họp. Xin chào chị Như Ngọc.
Ng: Chào Hải Vân, chào quý vị và các bạn, Như Ngọc rất vui được cùng với Hải Vân giới thiệu những điều tai nghe mắt thấy và một số cảm nghĩ của mình đối với "hai kỳ họp" Trung Quốc qua làn sóng điện của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc.
Ha: Vâng, Theo như Hải Vân được biết chị Ngọc đã sống ở Bắc Kinh gần 5 năm, Hải Vân muốn hỏi khi chị đi mua thực phẩm, chị có khi nào nghĩ đến chuyện an toàn thực phẩm không?
Ng: Lần đầu tiên tôi đến Bắc Kinh, khi tôi đi mua thực phẩm hoặc đi ăn ở bên ngoài thì tôi không bao giờ nghĩ đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, đến khi xuất hiện vụ sữa bột Tam Lộc thì tôi mới có khái niệm nghĩ đến vấn đề phụ gia trong thực phẩm khi chọn mua hàng. Nhưng sau đó, khái niệm đó lại lập tức "biến mất".
Ha: Tại sao lại "biến mất" hả chị?
Ng: Trước hết là tôi nghĩ Bắc Kinh là đô thị lớn, công tác kiểm nghiệm đối với những thực phẩm bán trong siêu thị và chợ sẽ rất nghiêm ngặt, an toàn vệ sinh thực phẩm cũng có đảm bảo, mà hàng ngày tôi cũng ăn như tất cả mọi người dân Trung Quốc, không có điều gì đáng lo cả; thứ hai, trong những năm qua, Chính phủ Trung Quốc luôn cố gắng bền bỉ về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Vài ngày qua, tức ngày 5, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo cam kết trọng thể trong bản báo cáo công tác chính phủ rằng: "cần phải đảm bảo người dân yên tâm mua, yên tâm ăn, yên tâm sử dụng."
Ha: Vâng. Hải Vân cũng nhớ khi Thủ tướng Ôn Gia Bảo nói câu nói trên tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội Trung Quốc khoá 11, Đại lễ đường Nhân dân vang lên tiếng tràng vỗ tay nồng nhiệt của hơn 4000 Đại biểu Quốc hội và Ủy viên Chính Hiệp tham gia kỳ họp.
Ng: Ngày 9, bản báo cáo công tác của Ủy ban thường vụ Quốc hội do Chủ tịch Ngô Bang Quốc trình bày trước Quốc hội cũng nêu rõ, an toàn vệ sinh thực phẩm liên quan tới sức khỏe và an toàn tính mạng của nhân dân. Hai nhà lãnh đạo Trung Quốc lần lượt bày tỏ thái độ về việc này, có thể thấy chính phủ Trung Quốc hết sức coi trọng vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.
Ha: Vâng, Trung Quốc có câu "Dân dĩ thực vi thiên", Việt Nam có câu "có thực mới vực được đạo" không có thực phẩm an toàn thì sẽ không có an toàn trong cuộc sống. Điều đáng được nhân dân Trung Quốc hoan nghênh là, ngày 28 tháng 2 trước khi diễn ra "Hai kỳ họp", một bộ luật quan trọng liên quan chặt chẽ với lợi ích nhân dân được thông qua với tuyệt đại đa số phiếu, tức là Luật An toàn Vệ sinh thực phẩm, được Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét 4 lần trong thời gian 3 năm, bộ luật này sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 6, lúc đó, Luật Vệ sinh thực phẩm thực thi trong 14 năm sẽ hết hiệu lực.
Ng: Tôi cho rằng việc ban hành Bộ luật An toàn vệ sinh thực phẩm là tiến bộ lớn đáng mừng của Trung Quốc. Từ "vệ sinh thực phẩm" trở thành "an toàn vệ sinh thực phẩm", trong quá trình xem xét 3 năm qua, không phải chỉ riêng đổi tên trên mặt chữ, mà là sự thay đổi về quan niệm của người dân.
Ha: Chị nói đúng. "Vệ sinh" nhấn mạnh thực phẩm có sạch hay không, nhưng an toàn thì chú trọng đến sự rủi ro tiềm ẩn trong thực phẩm. Vệ sinh không nhất định an toàn, nhưng an toàn bao gồm vệ sinh. Năm 2004, huyện Phụ Dương tỉnh An Huy Trung Quốc đưa ra ánh sáng vụ "trẻ em đầu to", "sữa bột kém chất lượng" dành cho trẻ sơ sinh có thể đạt tiêu chuẩn vệ sinh, nhưng lại gây sự cố an toàn nghiêm trọng. Cho nên, đối với thực phẩm, chỉ đạt tiêu chuẩn vệ sinh là chưa đủ.
Ng: Từ sự kiện "phẩm màu Xu-đan" đến sự kiện Ốc nhồi "Phúc Thọ"; từ sự kiện "trẻ em sỏi thận" vì dùng sữa bột Tam Lộc đến chất kích thích tăng trọng trong thịt lợn dẫn đến ngộ độc trên diện rộng vv, hàng loạt sự cố an toàn vệ sinh thực phẩm khiến nhà lập pháp Trung Quốc kiên quyết xây dựng "Luật An toàn vệ sinh thực phẩm" thay thế cho Luật Vệ sinh thực phẩm.
Ha: Hiện nay có sự giám sát quản lý và đảm bảo của bộ luật mới, mọi người có thể yên tâm mua và sử dụng thực phẩm. Có người nói đùa, trong những năm qua người dân Trung Quốc đã trở thành nhà hóa học bởi đã qua "thí nghiệm" của những sự cố về an toàn vệ sinh thực phẩm, và rất am hiểu những cụm từ hóa học mới lạ.
Ng: Tôi còn nghe nói, các bà nội trợ phải học Tôn Ngộ Không có đôi mắt tinh, có thể nhanh chóng phân biệt các loại chất phụ gia trong thực phẩm liệu có an toàn hay không. Tôi nghĩ những lo ngại đối với thực phẩm của người dân Trung Quốc có thể thông cảm, Trung Quốc là một nước lớn, phần lớn sự cố an toàn vệ sinh thực phẩm chỉ xảy ra ở một số khu vực, không thể lấy khái niệm "bộ phận" khái quát toàn diện. Ở nhiều nước trên thế giới, dù là các nước phát triển hay là đang phát triển, cũng thỉnh thoảng xuất hiện sự cố an toàn vệ sinh thực phẩm. Chẳng hạn như gần đây tương lạc Mỹ bị ô nhiễm; năm ngoái Việt Nam điều tra thấy có 80% nhà máy rượu không phù hợp tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. vv.
Ha: Tôi cũng đồng tình quan điểm của chị Ngọc, người dân phải nhận thức toàn diện đúng đắn về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, không nên lo sợ quá mức. Chị Ngọc ơi, nói đến Luật An toàn Vệ sinh thực phẩm mới ra đời này, chị thấy bộ luật có những gì quan trọng?
Ng: Mọi người phổ biến cho rằng, thành lập Ủy ban An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia là một trong những biện pháp quan trọng nhất, có thể tăng cường điều phối kịp thời giữa các bộ ngành, hoàn thiện giám sát và quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm uy tín, hiệu quả cao, còn những biện pháp quan trọng khác như: xây dựng hệ thống truy cứu trách nhiệm, từ đồng ruộng cho đến bàn ăn, tăng cường uy tín của doanh nghiệp, chế độ thu hồi, chế độ chất vấn vv.
Ng: Vâng, chị Ngọc vừa nói đến tăng cường uy tín doanh nghiệp, khi trả lời phóng viên Đài chúng tôi, Ủy viên Chính Hiệp Trung Quốc, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn thực phẩm Quang Minh Cát Tuấn Kiệt nhiều lần nhấn mạnh, các nhà kinh doanh ngành thực phẩm nhất định phải làm việc theo quy trình nghiêm ngặt, ông nói:
"Ngành thực phẩm là ngành lương tâm, ngành đạo đức, nếu coi ngành này là ngành có thể trục lợi cao thì nhất định sẽ xuất hiện vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm."
Ng: Thú thật, về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, cần phải có sự phối hợp chung giữa Chính phủ và doanh nghiệp. Doanh nghiệp thực phẩm tăng cường tự quản lý trong ngành, người dân mới có thực phẩm an toàn. Theo như tôi được biết, một số Đại biểu Quốc hội và Ủy viên Chính Hiệp còn kêu gọi xây dựng và kiện toàn hệ thống giám sát xã hội về an toàn vệ sinh thực phẩm, điều này đều phản ánh sự quan tâm và nỗ lực của Chính phủ Trung Quốc về vấn đề này.
Ha: Được biết, Quốc vụ viện Trung Quốc đang nhanh chóng ấn định điều lệ thực thi Luật An toàn Vệ sinh thực phẩm, và yêu cầu đưa ra trước ngày 1 tháng 6. Chúng tôi mong song song với việc quán triệt thực thi điều lệ của bộ luật này, kinh tế xã hội không ngừng phát triển, ý thức an toàn vệ sinh thực phẩm của người dân cũng như ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp không ngừng được nâng cao, mọi người sẽ không phải lo lắng về an toàn vệ sinh thực phẩm, các nước trên thế giới cũng có thể mua thực phẩm của Trung Quốc một cách yên tâm. Câu chuyện hai kỳ họp hôm nay đến đây tạm dừng, Hải Vân xin chào tạm biệt quý vị và các bạn.
Ng: Xin chào tạm biệt. |