Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Khủng hoảng tài chính làm cho thế giới thay đổi cách sống
   2009-03-06 18:49:43    cri
Cơn ác mộng thất nghiệp:

Cùng với tác động của cuộc khủng hoảng tài chính gia tăng, tỷ lệ thất nghiệp từng bước leo thang. Các doanh nghiệp Mỹ cắt giảm mạnh nhân viên chưa từng có trong hơn 5 năm qua, Phố Uôn-tâm bão của cuộc khủng hoảng tài chính lần này tiêu điều, xác xơ. Tầng lớp "Cổ cồn vàng" của các tập đoàn tài chính bỗng chốc biến thành "những người hành khất", tạo nên một bức tranh độc đáo của Phố Uôn. Về tỷ lệ thất nghiệp, châu Âu đã "vượt trội". Cơ quan thống kê của Liên minh châu Âu công bố báo cáo cho thấy tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 8 của khu vực đồng ơ-rô là 7,5%, cao hơn so với 6,1% của Mỹ.

Khủng hoảng tinh thần:

Tại châu Âu, tiếng chuông điện thoại của các trung tâm tư vấn tâm lý réo lên không ngớt; tại Mỹ, số vụ tự tử do tác động tinh thần như thất nghiệp...thường xuyên xảy ra. Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo rằng khủng hoảng tài chính rất có thể sẽ dẫn đến vấn đề sức khoẻ tâm thầm.

Các nước nghèo 'Loạn trong giặc ngoài":

Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Dô-ê-lích từng cho biết, năm 2008 đã có 100 triệu người nghèo trở lại, hơn thế nữa con số này vẫn đang gia tăng. Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki Mun cũng cho biết "Khủng hoảng tài chính toàn cầu đã nguy cập đến mọi công việc của chúng ta, kể cả viện trợ phát triển, các khoản chi tiêu cho sự nghiệp phúc lợi xã hội cũng như Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ nhằm cải thiện đời sống cho người nghèo". Tương lai cuộc sống của nhân dân các nước nghèo rất đáng lo ngại.

Lo lắng về giá lương thực:

Đồng đô-la Mỹ sụt giá, thị trường vươn dài của ngành tài chính co hẹp sau cuộc khủng hoảng tín dụng thứ cấp đã làm cho các dòng vốn ồ ạt đổ vào thị trường kỳ hạn các mặt hàng có khối lượng giao dịch lớn và hàng nông sản, dẫn đến giá cả của các mặt hàng này tăng đến chóng mặt. Giá hàng quốc tế leo thang ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu, dẫn đến khủng hoảng lương thực toàn cầu.

"Sống tiết kiệm là một nét đẹp ": Mọi người đau khổ vì cuộc khủng hoảng tín dụng thứ cấp đã bắt đầu phản tỉnh đối với văn hoá tiêu dùng kiểu Mỹ. Tại Mỹ, chính những người ăn mặt sang trọng lại rất có thể bị coi là "hạng người tham lam vô liêm sỉ". Còn người Hàn Quốc đứng trước đồng Uôn sụt giá đã điều chỉnh và cắt giảm kế hoạt đi du lịch nước ngoài, không dám coi "vùng tay quá trán" là một "niềm vui thú" nữa. Một tạp chí của Đức kêu gọi người Đức hãy quay lưng với cách sống kiểu Mỹ "vay tiền để tiêu".