Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Bối cảnh xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính
   2009-03-06 18:48:56    cri
Khủng hoảng tài chính quốc tế hiện nay là bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tín dụng thứ cấp ở Mỹ bùng phát cuối năm 2007. Tín dụng thứ cấp là chỉ vay tín dụng với lãi suất khá cao và mức độ rủi ro cũng cao mà các ngần hàng cung cấp cho khách hàng thông qua thị trường vay thế chấp thứ cấp có độ tín nhiệm không cao. Bởi vậy, còn gọi là vay tín dụng thế chấp thứ cấp. Cuộc khủng hoảng tín dụng thứ cấp bùng phát là do lãi suất tăng cao, làm tăng áp lực trả nợ của những khách hàng vốn có độ tín nhiệm không cao, vì vậy xuất hiện tình trạng không trả nợ, làm cho các ngân hàng không thu hồi được vốn cho vay. Xin đơn cử một thí dụ: Người dân Mỹ luôn tin tưởng rằng bất động sản, lương bổng và cổ phiếu sẽ không ngừng tăng lên, bởi vậy, bất kể cá nhân, công ty hay nhà nước đều không ngần ngại vay tiền để chi tiêu, thậm chí là "vung tay quá trán". Ví dụ như bà An-ny, một phụ nữ bình thường ở Mỹ. Bà không có tiền mua nhà, ngân hàng vì kiếm lời đã khuyến khích bà vay tín dụng ngân hàng mua nhà rồi trả góp mà không cần phải khoản tiền đặt cọc ban đầu, thậm chí còn giúp làm thủ tục giả để cho bà An-ny vay được tiền. Sau đó, ngân hàng giữ lại khoản tiền sãi suất, số còn lại gộp thành "gói nợ" mang bán cho hai công ty nhà đất có yếu tố nhà nước dưới hình thức trái phiếu. Hai công ty nhà đất này lại bán số trái phiếu đó cho các tập đoàn tài chính và chính phủ các nước trên thế giới thông qua Phố Uôn, tức phố tài chính ở Niu-oóc Mỹ.

Kịch bản "hốt tiền" này trông bề ngoài có vẻ khả thi, mọi người đều có thể kiếm lời. Thế nhưng, bỗng một hôm nào đó, các ngân hàng phát hiện nước Mỹ có vô số những người như bà An-ny, không có khả năng thanh khoản. Để giữ túi tiền của mình, các ngân hàng đã xiết chặt cho vay tín dụng, làm cho cỗ xe khổng lồ tư bản Mỹ không sao chuyển bách được. Những ngân hàng thu hồi vốn chậm hoặc cho vay quá nhiều vì tham lam mà bất chấp rủi ro đã bị vỡ nợ, phải tuyên bố phá sản. Ngân hàng không cho vay tín dụng cũng sẽ làm cho nền kinh tế thực bị đình trệ, dẫn đến thất nghiệp tăng lên, rất nhiều người không có khả năng trả nợ, làm cho khoản nợ xấu của ngân hàng phình to, ngân hàng lại càng xiết chặt cho vay. Và như vậy, một vòng xoáy luẩn quẩn bắt đầu xuất hiện. Đó chính là tại sao chương trình cứu trợ thị trường của Mỹ lại phải trước tiên cứu các ngân hàng, bơm thêm những khoản vốn khổng lồ cho ngân hàng.

Từ quý hai năm ngoái đến nay, khủng hoảng thị trường vay thế chấp thứ cấp bắt đầu lộ rõ và diễn biến ngày càng quyết liệt, dần dần trở thành khủng hoảng tài chính và lan rộng ra thế giới. Đặc biệt là tư tháng 9-2008 đến nay, tình hình tài chính quốc tế xấu đi trông thấy, và nhanh chóng diễn biến thành cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế nghiêm trọng nhất kể từ cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra trong thập niên 30 của thế kỷ trước.