Nghe Online
Tiếng pháo giòn giã tiễn năm cũ, tiếng vui tiếng cười chào xuân mới. Quý vị và các bạn thân mến: Trong tiếng pháo đì đùng, chương trình đặc biệt mừng xuân Kỷ Sửu bắt đầu, thay mặt toàn thể phóng viên, biên dịch viên và phát thanh viên Ban Tiếng Việt Nam Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc, ---- xin gửi lời mừng xuân mới tới quý vị, chân thành chúc các bạn năm Kỷ Sửu mọi điều tốt lành, vạn sự như ý. Chúc các em học sinh thi đỗ điểm cao, chúc anh em công nhân được tăng lương mới, chúc bà con nông dân mùa màng bội thu, chúc các thương gia buôn bán phát tài, chúc tất cả mọi người dồi dào sức khỏe, an khang thịnh vượng.
Quý vị và các bạn thân mến: Bước đi lưu luyến của Chú chuột dễ thương đã xa dần; bác Trâu cần cù xiêng năng đang thong thả đến gần. Trước giờ phút thiêng liêng tiễn đưa năm cũ, đón chào năm mới, ----tin tưởng rằng các bạn thính giả Việt Nam cũng như người dân Trung Quốc, đang quây quần bên cỗ đêm Ba Mươi Tết, ở Trung Quốc, mọi người hết sức coi trọng bữa cơm đoàn tụ đón Giao thừa, cả gia đình sum họp bên nhau, hết sức vui vẻ đầm ấm. Cả nhà bác Trần Bình sống ở Bắc Kinh, cũng như mọi năm trước đây, gia đình bác đã bày sẵn mâm cỗ đón Giao thừa. Sau đây, ----xin mời quý vị và các bạn cùng đi thăm gia đình bác nhé.
Nghe bài hát "Chúc mừng bạn" vang lên từ bộ dàn của nhà bác Bình, mình cảm thấy bầu không khí tưng bừng nhộn nhịp đón mừng Tết đã đến với gia đình bác. Bác Bình và bác gái vừa nghỉ hưu cách đây hai năm, hai bác đều là giáo viên trường đại học. Con trai của hai bác tên là Trần Tráng, làm ở đài truyền hình, tính đến cuối năm ngoái vừa tròn 30 tuổi. Con dâu tên là Linh, hướng dẫn viên của một công ty du lịch, suốt ngày bận rộn ở ngoài. Bên mâm đoàn tụ Ba Mươi Tết năm nay của gia đình bác Bình còn có thêm cháu Phương, con gái của em trai bác Bình, năm nay 18 tuổi, cháu từ Côn Minh thi vào một Trường đại học ở Bắc Kinh vào năm ngoái.
Con trai bác vừa đánh nhịp hòa theo nhạc bằng bàn chân, vừa mải nhắn tin chúc Tết gửi tới bạn bè; con dâu thì cắm đầu trước máy vi tính để chát với bạn; cháu Phương đang dán mắt vào TV, nhưng thực ra cháu chẳng quan tâm đến nội dung chương trình. Bác Bình đang chuẩn bị máy ảnh, bởi vì năm nào bác đều chụp tấm ảnh chung gia đình vào Ba Mươi Tết.
Bác Bình ngẩng đầu nhìn chiếc đồng hồ trên tường, mũi kim giờ đang chỉ vào con số 6.
Bố---(Bác tự lẩm bẩm) Chà, đã 6 giờ chiều rồi. Linh ơi, con chỉ mải chát với bạn bè thôi, con vào bếp giúp mẹ một tay. Tráng ơi, con đừng nhắn tin nữa, con bày bát đĩa chuẩn bị ăn cơm nhé. Còn cháu Phương, cháu giúp bác lấy chai rượu từ trong tủ ra nào.
Phương---Bác ơi, chai rượu nào hả bác?
Bố---Ừ...cháu lấy chai Mao Đài nhé.
Linh---Thưa bố, không phải con lười không muốn giúp mẹ đâu, mẹ giỏi xào nấu quá, con sợ làm vướng chân tay mẹ.
Mẹ---Cá kho đây, Ba Mươi Tết không thể thiếu được món cá, trong tiếng Hán ăn cá với ngụ ý là năm nào cũng dư giả cơ mà. Này, mọi người ngồi vào mâm đi, chúng ta ăn cơm nào.
Phương---Bác làm thức ăn ngon quá.
Tráng---Tráng rót rượu đây.
Tráng---Mẹ ơi, hôm nay là Ba Mươi Tết, mẹ dùng chút rượu nhé.
Mẹ---Cho mẹ một li nhỏ thôi.
Tráng---Em Phương, thế hệ sau thập niên 90 dùng nước hoa quả nhé.
Phương---Anh Tráng, thế hệ sau 90 sao hả, trong con mắt anh, thế hệ sau 90 mãi mãi không lớn lên được phải không? Tuy anh là thế hệ sinh ra vào thập niên 70 thế kỷ 20 , nhưng anh luôn là con của hai bác chứ.
Mẹ---Thôi,Tráng ơi, hai anh em đừng đấu khẩu nữa. Mọi người nâng cốc mời bố con phát biểu vài lời chúc tết chứ .
Con---Thưa bố, nói ngắn gọn thôi, nắm bắt trọng tâm. Hiện nay coi trọng hiệu suất đấy, đừng để mọi người nâng cốc đến mỏi cả tay nhé...
Mẹ---Con hư.
Bố---Trong năm qua, nhà mình có rất nhiều tin vui và tin mừng. Trước hết là bố mẹ các con, bác của cháu Phương luôn mạnh khỏe, không có gì làm phiền các con; hai là chương trình của Tráng lại được giải, con phải tiếp tục cố gắng nhé; ba là tuy Linh năm vừa qua làm hướng dẫn viên rất vất vả, nhưng cũng kiếm nhiều tiền, dĩ nhiên đó là nhờ có Ô-lim-pích Bắc Kinh; ừ còn cháu Phương cũng được hưởng chế độ học bổng, tất cả những điều đó thật là đáng mừng. Xin chúc năm mới càng nhanh, càng cao, càng mạnh vậy.
Chung---Cạn chén.
Dẫn---Mâm cỗ đón Giao thừa của nhà bác Bình đã bắt đầu trong bầu không khí vui vẻ, thoải mái. Mâm cỗ đón Giao thừa của nhà bác Bình có một thông lệ không chính thức: Là chủ nhà, bác Bình trước hết gửi lời chúc Tết tới mọi người, đồng thời điểm lại năm cũ và triển vọng năm mới. Sau đó các thành viên gia đình vừa ăn cơm vừa chuyện trò. Do Trần Tráng và Tiểu Linh công việc thường ngày khá bận, ít khi về nhà. Cho nên trong mâm cỗ đón Giao thừa cả gia đình có rất nhiều điều cần phải tâm sự với nhau.
Tráng---Năm 2008 trôi qua rất nhanh. Mọi người còn nhớ mâm cỗ đón Giao thừa năm ngoái không nhỉ? Do bận đưa tin cập nhật về thiên tai mưa tuyết đóng băng ở miền Nam, Tráng không có thời gian về ăn bữa cơm đoàn tụ với gia đình. Hiện nay nhìn lại dường như mới xảy ra không lâu, trong một năm qua, Trung Quốc đã tổ chức thành công Ô-lim-pích, phóng thành công tàu vũ trụ "Thần Châu-7" có người lái, tính đến thời điểm này, "chú chuột" sẽ chào tạm biệt chúng ta. Nhưng thực tình mà nói, giới cơ quan truyền thông trong năm 2008 quả là rất mệt. Này, con xin chúc sức khỏe bố, mẹ, coi như bù đắp lại điều đáng tiếc của Tết năm ngoái nhé, chúc bố, mẹ luôn khỏe mạnh và vui vẻ.
Mẹ---Ừ, đồ ngốc, bận là việc tốt chứ lỵ, không có gì đáng tiếc cả.
Phương---Anh Tráng nói đúng đấy, năm 2008 Trung Quốc có rất nhiều điều đáng ghi nhớ, vui có, buồn có, cho nên cảm thấy thời gian trôi qua rất nhanh.
Tráng---Ừ thế hệ sau 90 cũng bắt đầu quan tâm tới việc nước việc nhà rồi đấy.
Phương---Anh Tráng cứ coi thường người ta. Sau trận động đất Văn Xuyên, sinh viên chúng em cũng đã tích cực đóng góp, còn em là tình nguyện viên phục vụ cho Ô-lim-pích Bắc Kinh cơ mà. Này anh đánh giá thế hệ sau 90 ra sao nhỉ?
Bố---Đúng vậy, kể từ khi làm tình nguyện viên, bác thấy cháu Phương đã trở nên chín chắn nhiều.
Tráng---cười... anh đùa với em thôi. Vậy anh chúc em một chén nhé, xin chúc thế hệ sau 90 chóng lớn.
Phương---Chúc rượu kiểu này, em không uống.
Mẹ---Cháu Phương này, trước khi khai mạc Ô-lim-pích, cháu đã vui mừng thông báo qua điện thoại cho hai bác biết rằng, cháu đã trở thành tình nguyện viên và làm việc trong Làng Ô-lim-pích, sau đó cháu chẳng thèm cho biết thêm những chi tiết gì cả. Đại hội Thể thao Ô-lim-pích là sự kiện vui và lớn nhất trong năm ngoái của Trung Quốc, nhưng bác và bái trai vẫn chưa có dịp đi thăm Làng Ô-lim-pích.
Phương---Theo cháu, có thể khái quát bằng bốn chữ: Suốt đời không quên.
Tráng---Đừng ngắn gọn quá, khái quát bằng một câu nhé.
Phương---Nói tóm lại, Người Trung Quốc nên lấy làm tự hào. Đây không phải là câu nói của mình nhé, mà là Phương đã được nghe các ngôi sao thể thao nói trong khi Phương tiếp xúc với họ, các ngôi sao cho rằng, bất cứ từ sân nhà thể thao hay là nơi ở, bất cứ từ dịch vụ đón tiếp đến phần cứng, phần mềm đều đạt trình độ bậc nhất. Người dân Trung Quốc rất vĩ đại, là người Trung Quốc nên lấy làm hết sức tự hào. Cho nên, mỗi khi được nghe những lời ca ngợi như vậy là Phương như được tiếp thêm nguồn động lực to lớn cho công việc.
Linh---Chị dâu xin chúc em phương chén rượu, vì em đã giành vinh quang cho Đất nước, trăm phần trăm nhé.
Bố---Sau Ô-lim-Pích, Trung Quốc lại phóng tàu vũ trụ "Thần Châu-7" có người lái, khiến người dân Trung Quốc cảm thấy hết sức chấn phấn. Bố còn nhớ ngày 27 tháng 9 năm ngoái, nhà du hành vũ trụ Trung Quốc lần đầu tiên đổ bộ lên vũ trụ, bố mẹ đã nâng ly chúc mừng.
Tráng---Các bạn xung quanh con đều nói, trong năm 2008, dường như bản thân mình đã gắn bó chặt chẽ với số phận của Đất nước. Thiên tai động đất Văn Xuyên khiến cả nước đau buồn; Ô-lim-pích Bắc Kinh làm cho cả nước tưng bừng phấn khởi. Tráng xin đề nghị mọi người nâng cốc chúc phúc cho gia đình và cho Đất nước trong năm mới.
Mẹ---Con Linh ơi, cổ phiếu của con ra sao?
Linh---Ừ, hiện tại hơi bị lỗ.
Bố---Con đừng sốt ruột. Năm cầm tinh con trâu đã đến, chắc chắn cổ phiếu cũng sẽ tăng lên và tăng mạnh. Hơn nữa, nhà nước đã đưa ra 10 biện pháp lớn nhằm mở rộng kích cầu, sang năm kinh tế nhất định có sự chuyển biến tốt đẹp, con đừng lo nữa.
Mẹ---Tráng nói đúng, thời gian quả là trôi nhanh quá. Thoáng một cái bố con đã 60 tuổi, con cũng đã 30 rồi đấy. Tam thập nhi lập, con hãy nỗ lực hơn trong công tác nhé.
Tráng---Mẹ, mẹ cứ yên tâm. Nghe mẹ nhắc đến 30 tuổi, con cũng nhớ đến cuối năm ngoái, các cơ quan truyền thông chủ yếu của Trung Quốc đều triển khai hoạt động đưa tin về cuộc cải cách mở cửa tròn 30 năm. Các bạn đồng nghiệp của con còn trêu con cùng tuổi với cải cách mở cửa đấy.
Bố---Ừ, đúng là con cùng tuổi với cải cách mở cửa, vậy con có biết tại sao con có tên gọi là Tráng không?
Tráng---Chẳng phải bố mong con khỏe khoắn, khỏe như trâu cơ mà?
Bố---Đây chỉ là một mặt. Con sinh sau ngày triệu tập Hội nghị Trung ương ba Đại hội Đảng khóa 11 không bao lâu. Chính Hội nghị Trung ương ba đã tuyên bố bắt đầu cải cách mở cửa và mang lại niềm hy vọng cho nhân dân Trung Quốc. Con xem, trong Hán Ngữ, bên phải của chữ "Tráng " là chữ "sĩ", tức là chữ "thập" cộng thêm chữ "nhất", cộng lại bằng "mười một", còn bên trái là ba gạch ngang, có nghĩa là "ba", bố lấy tên Tráng cho con chính là để kỷ niệm Hội nghị Trung ương ba Đại hội Đảng khóa 11 .
Mẹ---Bố con nói đúng, năm đó, bố con đã vắt óc ra mới đặt được tên này cho con đấy.
Phương---(cười) Không ngờ tên anh còn có hàm ý này.
Tráng ---Anh cũng là lần đầu tiên được nghe nói như vậy. Mới đây, con và các đồng nghiệp của con còn xây dựng một chương trình giới thiệu những biến đổi về đời sống trong 30 năm cải cách mở cửa. Các bạn đồng nghiệp cho rằng, con cùng tuổi với cải cách mở cửa, cho nên ghi lại quá trình trưởng thành của mình là rất có ý nghĩa, nhưng con làm sao nhớ được những chuyện của thời thơ ấu.
Mẹ---Đây không phải điều gì khó, bố mẹ nào mà chẳng nhớ được. Con xem nhé, riêng về mâm cỗ Ba Mươi Tết đã có những đổi thay rất lớn.Thập niên 80 Thế kỷ 20, chuẩn bị bữa cơm đoàn tụ đón Giao thừa thì phải đi chợ mua sắm sớm hơn những ba ngày, đừng nói đến liệu có tiền mua cá, thịt gà, thịt vịt hay không, hồi đó cho dù có tiền nhưng đi muộn cũng chẳng ăn thua gì. Cho nên chuẩn bị mâm cỗ đón Giao thừa khó lắm, thường ngày trên bàn ăn ít khi có thịt cá, cho nên cứ đến Ba Mươi Tết là Tráng ăn nhiều bị đầy bụng. Con còn nhớ chứ?
Phương---Anh Tráng còn có lịch sử vẻ vang như vậy cơ?
Tráng---Thế hệ sau 90 đâu có biết kham khổ? Em chỉ được phép nghe, không được chen lời nhé...
Mẹ---Đến thập niên 90 thế kỷ 20, đời sống đã khấm khá hơn nhiều, sắm hàng tết không vất vả như ngày trước nữa...
Tráng---Những người giỏi nấu ăn như mẹ cũng không cần lo thiếu nguyên liệu nữa.
Mẹ---Quả thật như vậy, hiện nay, chuẩn bị bữa cơm Ba Mươi Tết hết sức nhẹ nhàng. Muốn mua gì có nấy, bỏ ra khoảng nửa tiếng đi siêu thị một chuyến sẽ giải quyết được vấn đề. Nhưng hiện nay, bố con ngày càng kén ăn rồi đấy, ngay từ cách đây mấy hôm, bố con đã dặn mẹ, đừng chuẩn bị nhiều món thịt, nên ăn nhiều rau xanh, sẽ có lợi cho sức khỏe.
Bố---Vậy là đúng rồi. Tại vì hiện nay, lớp trẻ không chú ý ăn uống và bảo vệ sức khỏe đâu, như Tráng nhà mình, hồi nhỏ chỉ ăn thịt cá cho thỏa thích, như vậy không được đâu.
Tráng---Bố, con xin bố đừng nhắc lại những chuyện cũ nữa, được không hả bố.
Chung---Cười
Bố---Này, Tráng ơi, lúc con còn nhỏ, cứ bước sang mùa đông thì nhà mình đều phải mua dự trữ rau cải trắng, thế con còn nhớ không?
Tráng---Dạ, con còn nhớ, năm nào đến mùa dự trữ rau cải trắng, thì con sẽ làm lính canh gác. Bố mẹ từ cửa hàng mua rau cải trắng về thì con đứng trực ở ngoài; bố dùng xe đạp chở rau cải trắng về dưới nhà. Lúc đó, bất cứ trong hành lang hay là ngoài ban công, đâu đâu cũng là rau cải trắng. Ngoài đường lá cải trắng rải rác đó đây.
Bố---Những năm đó, năm nào cũng mua mấy trăm cân rau cải trắng. Ngoài ra, còn dự trữ khoai tây, củ cải, hành v.v. Ban ngày đưa ra phơi nắng, tối đến lại phải thu về, ngày nào cũng như ngày nào,thật là vất vả.
Tráng---Cả mùa đông ngoài ăn cải trắng ra, rồi lại khoai tây hoặc là củ cải, may là mẹ còn giỏi xào nấu, nào là cải trắng xào dấm, cải trắng hầm, nào là cải trắng muối, hoặc làm bánh chẻo nhân cải trắng v.v và v.v, cứ thế mà làm đủ các món cải trắng cho chúng con ăn.
Phương---Thưa bác, cả một mùa đông đều ăn cải trắng có chán không ạ?
Tráng---Anh đã nói mà, em chưa hề biết đến mùi gian khổ đâu.
Bố---Những năm đó, mùa đông ở miền Bắc, chủng loại rau xanh ít lắm, rau cải trắng là loại rau rẻ tiền, mà lại dễ dự trữ, cho nên rau cải trắng đã trở thành loại rau "chủ yếu" trong bữa ăn của người dân. Thực tình mà nói bữa nào cũng ăn cải trắng quả là chán lắm, nhưng hồi đó đành phải thế thôi.
Mẹ---Thập niên 80 thế kỷ 20, rau cải trắng mới thực sự là "ngôi sao" đấy, không rau gì có thể giành được nhiều sự thu hút như vậy. Cứ bước sang những ngày giáp mùa thu đông, rau cải trắng chẳng khác gì đội quân ồ ạt từ nông thôn tiến vào thành thị, cả nước Trung Quốc từ Chính phủ đến chính quyền quận, phường, xã và thị trấn đều bận vì nó.
Tráng---Mẹ ơi, mẹ, con thèm ăn bánh chẻo nhân dưa muối rồi đấy.
Mẹ---Muốn ăn bánh chẻo nhân dưa muối dễ thôi, ngày mai con đi siêu thị mua dưa muối về mẹ gói cho mà ăn.
Tráng ---Sao lại đi siêu thị hả mẹ?
Mẹ---Thế con còn bắt mẹ muối dưa như ngày trước à, con phải để mẹ thở một chút chứ.
Tráng---Cải trắng ơi cải trắng, năm xưa biết bao người phải vất vả vì cải trắng, thậm chí do cải trắng mà dẫn đến bị cảm, bị ngã, rút cuộc muốn nói yêu thích cải trắng cũng chẳng phải điều dễ dàng.
Phương---Này, anh Tráng, anh nói gì đó, sao lại bị cảm, bị ngã hả anh?
Tráng---Mùa đông giá rét, mọi người xếp hàng rồng rắn để mua rau cải trắng, em bảo có bị cảm hay không, trên đường đâu đâu cũng là lá cải trắng, khi đóng băng rất dễ bị trượt ngã phải không em?
Phương---Anh Tráng dí dỏm quá?
Tráng---Mẹ ơi, nói đến vấn đề ăn, con còn nhớ đến cảnh lúc nhỏ con cùng mẹ đi cửa hàng lương thực mua gạo và mua mì cơ.
Mẹ---Lúc đó mua lương thực phải có tem phiếu.
Tráng---Em Phương, em chắc chắn chưa được xem qua tem phiếu lương thực nhỉ?
Phương---Em từng nghe nói đến, nhưng chưa biết nó hình dạng ra sao. Nghe nói có thể tiêu thay tiền phải không anh Tráng?
Tráng---Tất nhiên, anh còn nhớ hồi anh học cấp một, mấy cụ thường xuyên đến trước cổng trường bán tạp hóa như kẹo, bỏng ngô, kem chẳng hạn, nếu không có tiền có thể dùng tem phiếu lương thực để đổi, nhưng tiếc rằng, bác gái em giữ tem phiếu chặt lắm.
Mẹ---Những năm đó sống chật vật lắm các con ạ, lương thực cung cấp theo định mức hàng tháng, gia đình nào cũng đều phải tính toán chi ly cho ăn uống, bằng không đến cuối tháng sẽ bị đói. Hiện nay, mẹ còn giữ lại một số tem phiếu lương thực trong ngăn kéo, con muốn đem đi đổi kẹo thì cứ lấy mà đổi.
Tráng---Thôi ...thôi, con xin cảm ơn mẹ, mẹ cứ giữ để làm kỷ niệm .
Bố---May là thời kỳ tem phiếu đã trở thành lịch sử, nếu theo mức ăn hiện nay của con thì nhà mình sẽ gay đấy, cười....
Tráng---Mã vùng 0871, em Phương, chắn chắn là điện thoại của bố em đấy. (Nhấc máy...) Cháu chào chú Năm ạ, chúc chú năm mới vui vẻ, chúc chú năm Kỷ Sửu cầm tinh con trâu mọi điều tốt lành, làm ăn phát đạt.
Chú hỏi cháu tại sao cháu lại biết là chú phải không, thưa chú, điện thoại có chức năng hiện lên số điện thoại cơ mà. Cảm ơn chú, bố mẹ cháu đều khỏe cả. Chú hãy yên tâm. Chú hỏi em Phương ạ, em vẫn khỏe, em ngoan lắm, em ở bên cạnh đây, chú đợi một chút nhé, cháu gọi em sang nói chuyện với chú.
Phương---Chào bố, con xin chúc bố mẹ năm mới sức khỏe dồi dào.
--Ngoài trời lạnh lắm, trong nhà rất ấm.
--Mọi người đang ăn cơm Ba Mươi Tết, đông đủ lắm bố ạ, bác gái làm các món ăn ngon lắm.
--Vậy bố ăn chưa, chắc chắn có món rau cải trắng phải không hả bố?
--Dạ, con biết chứ, con đang nghe bác trai và bác gái kể truyện năm xưa cơ mà.
--Vậy nhé, con xin tạm dừng tại đây, nếu bố có việc gì thì nhắn tin cho con.
--Vâng, bố cứ yên tâm, con chào bố. Bố cố gắng giữ gìn sức khỏe nhé, bác nói phải ăn uống cho khỏe mạnh đấy. Con chào bố.
Bố---Khoan, đợi chút. Cháu Phương này, cháu để bác nói vài câu chứ.
Phương---Dạ, thưa bác, gọi điện thoại tiện lắm, để hôm khác bác nói chuyện với bố cháu vậy, bây giờ cháu mời hai bác kể tiếp đi.
Bố---Cháu nói cũng phải đấy, 30 năm qua, phương thức liên lạc quả là ngày càng nhanh tiện. Đầu năm 1980, anh chị em của bố mẹ chủ yếu liên hệ qua thư từ, nếu có việc gì gấp thì đánh điện báo. Mỗi chữ khoảng 5 hào, đánh điện báo tiết kiệm chữ lắm. Bố còn nhớ, có lần ông nội của Tráng bị ốm, bố đưa ông vào bệnh viện, rồi gấp rút đánh điện báo cho các cô, chú biết "bố bị ốm, đến ngay". Sau đó qua bệnh viện chẩn đoán được biết ông nội không có vấn đề gì lớn, bố lại chạy đi đánh điện báo: "bố khỏi bệnh, đừng lo". Thế nhưng các cô chú đều đã đáp tàu hỏa từ các nơi kéo đến.
Mẹ---Kết quả là Tết năm đó, cả gia đình mười mấy người mừng Tết trong căn hộ bé, đông vui lắm, ông nội của con còn nói: "Tuy rằng làm cho các con phải lo, nhưng bố con mình lại được đoàn tụ'.
Linh---Vừa rồi con dạy bố chát qua mạng, kể ra chát qua mạng tiện lắm, còn có thể trông thấy hình của nhau, vậy là bố có thể nói chuyện và gặp các cô chú hàng ngày.
Tráng---Về phương thức trao đổi hiện nay, con còn nhớ năm 1998 là con theo học đại học năm thứ ba, máy nhắn tin là điều mới mẻ trong sinh viên, cứ ai có máy nhắn tin kêu "BB,BB" thì coi như oai lắm. Dù là trong mùa đông, các bạn học cũng chả sợ lạnh gì cả, không hề cài khuy áo khoác đâu.
Linh---sao thế hả?
Tráng---Muốn để hở máy nhắn tin đeo trên thắt lưng ấy mà.
Bố---Hiện nay, thế hệ sau 90 sung sướng lắm, như cháu Phương vậy, mới thi đỗ đại học mà đã có điện thoại di động.
Tráng---Bố đừng coi nhẹ chiếc điện thoại di động trong tay thế hệ trẻ nhé. Vừa rồi em Phương còn nói với con, điện thoại di động là sự thể hiện về cá tính, có thể phản ánh vui, buồn, mừng, giận của chủ máy điện thoại.
Bố---Hóa ra thế à?
Phương---Bác ơi, bác đừng tin anh Tráng nói lung tung nhé, ý cháu nói có thể bày tỏ trạng thái tinh thần qua tiếng chuông điện thoại di động, khi mừng thì mở nhạc vui tươi, lúc không vui thì mở nhạc buồn.
Linh---Vậy hôm nay là Tết, thế em sử dụng tiếng chuông gì nào?
Phương---Mọi người đợi chút nhé.
Mẹ---Tiếng chuông này quả là rất phù hợp với bầu không khí Ba Mươi Tết tối nay. Lớp trẻ bây giờ thông minh quá.
Tráng---Mẹ nói đúng, ngay cả thế hệ 70 như con cũng phải công nhận như vậy.
Mẹ---Con thì chả kém cỏi gì, cũng là một trong những "Thanh niên sành điệu" đấy.
Tráng---Dạ, mẹ bảo con làm sao?
Mẹ---Thế con đã quên cái đầu "phi dê" thời kỳ đại học rồi à?
Tráng---Thưa mẹ, con xin lạy mẹ, mời mẹ sang trang cho con nhờ.
Linh---Đừng, mẹ, mời mẹ cứ kể tiếp đi, con cũng muốn nghe lắm đây.
Phương---Vâng, thưa bác, cháu cũng muốn tìm hiểu những điều bí mật của anh Tráng, nếu không anh cứ trêu cháu mãi.
Mẹ---Bác trai là con người chủ trương tiết kiệm. Vì thế, từ nhỏ đến lớn đều là do bác cắt tóc cho anh Tráng của cháu, Tráng chưa hề vào hiệu cắt tóc bao giờ. Năm 1996 thi đỗ đại học, Tráng đã để tóc dài. Bác muốn cắt cho Tráng, Tráng không chịu, bác tưởng rằng Tráng muốn tiết kiệm thời gian để ôn thi. Biết đâu mãi cho đến khi Tráng nhận được thông báo trúng tuyển của trường đại học, bác mới phát hiện sao lạ thế, mùa hè nóng nực mà Tráng vẫn đội mũ. Hóa ra, Tráng đã uốn tóc ở hiệu. Nếu không phải Tráng tay cầm thông báo trúng tuyển của trường, thì bác trai cháu đã cạo trọc đầu của nó rồi.
Phương---Sao anh Tráng biết nắm bắt thời cơ vậy nhỉ. Nếu như thi trượt anh dám làm thế không
Tráng--- Anh không dám.
Bố---Lớp trẻ làm đỏm hiện nay cũng đeo đuổi cá tính lắm. Nhưng thập niên 70 và 80, mọi người chỉ đeo đuổi những nét chung chung, đi trên ngoài đường chỉ thấy toàn là mầu xanh và mầu xanh sẫm. Lúc đó, người ta chủ trương "Mới ba năm, cũ ba năm, khâu vá lại thêm ba năm". Chỉ có đến Tết mới căn cứ tình hình kinh tế sắm thêm một chiếc áo mới, hồi bé, Tráng không phải Tết nào cũng được mặc áo mới đâu. Chứ không như con Linh bây giờ, miễn là có thời gian thì đi dạo phố, nhưng lại không nói mua sắm, mà nói là "Shopping" gì đó. Ban đầu bố không hiểu, về sau mới biết, đó là tiếng Anh.
Linh---cười...bố ơi, được rỗi đề nghị bố lên mạng nhé, ngôn ngữ của lớp trẻ hiện nay phong phú lắm.
Mẹ---Này bố nó ơi, con Linh nói rất đúng, thế hệ chúng ta cần phải tìm hiểu nhiều về tư tưởng và lối sống của lớp trẻ. Hiện nay, tư duy và phương pháp dạy học của rất nhiều giáo viên trẻ các trường đại học đã nhận được sự hoan nghênh rộng khắp của các sinh viên.
Bố---Đúng vậy, chính vì thế năm ngoái tôi mới mua xe ô-tô mà, cuối tuần đưa bà đi dạo, hít thở không khí trong lành. Nếu chúng ta được thư thái, khỏe mạnh thì đó là sự ủng hộ lớn nhất đối với các con.
Mẹ---Nói đến xe ô-tô, thực tình mà nói, hồi trẻ mình chả dám mong có xe riêng. Đúng là nhờ có cải cách mở cửa thì điều kiện ăn, mặc, ở, đi lại của người dân mới có sự thay đổi to lớn.
Bố---Cho đến năm 1998, lương bổng của bố mẹ cộng lại vẫn không vượt quá trăm đồng, cho nên đâu dám nghĩ tới xe bốn bánh. Tuy gia đình mình mua xe hơi chậm, song đó cũng là thu hoạch ngoài điều mơ ước. Giờ đây, thế hệ Tráng chúng nó muốn gì có nấy.
Tráng---Thưa bố, chiếc xe đạp "Phượng Hoàng" lốp xe kích cỡ 28 đâu rồi nhỉ, còn không hả bố? Xe này đã để lại rất nhiều kỷ niệm đáng ghi nhớ cho con.
Bố---Do không có chỗ để, bố đã bán cho người đồng nát cách đây hai năm. Nhưng bố đã giữ lại chiếc chuông làm kỷ niệm. Chiếc xe "Phượng Hoàng" còn trẻ hơn con mấy tuổi, khi đưa đi bán còn bền chắc lắm.
Tráng---Lúc nhỏ đi nhà gửi trẻ, thường là bố chở con bằng xe đạp, con ngồi trên khung xe thoáng lắm, nhìn xa trông rộng, đặc biệt là mùa hè, gió mát thổi vào mặt, cảm thấy rất dễ chịu. Khi qua đường, bố nhắc con bấm chuông, tiếng chuông giòn tan.
Bố---Ý con là muốn bố lái xe đưa con đi làm phải không, không có vấn đề gì cả, để bố đưa con đi, để con tìm lại cảm giác thời niên thiếu nhé. Kỹ thuật lái của bố khá đấy.
Tráng---Cảm ơn bố, con đâu dám làm phiền bố. Đúng rồi, bố ơi, chiếc TV đen trắng 14 Inh mua năm 1985 bố để đâu rồi nhỉ?
Bố---TV thì bố còn để lại. Mẹ con nói để dành cho cháu nội đấy.
Tráng---Bố, sao bố keo kiệt thế.
Bố---Không, bố chỉ muốn để cháu biết cần phải tiết kiệm mà thôi.
Mẹ---Lúc đó để mua chiếc TV nhỏ này, bố mẹ con cũng chạy vạy khắp nơi, tìm đến rất nhiều người quen, mới kiếm được tờ phiếu mua TV. Con còn nhớ không nhỉ, hôm mua TV bố con nói dành cho con tin vui bất ngờ, bố luôn giữ bí mật với con. Hôm mua TV, ngoài trời đang mưa tuyết, con và các bạn nhỏ chơi tuyết ở ngoài sân. Sau khi được tin bố mua TV, thì con nhảy nhót tung tăng, mồm thì không ngừng hét to, nhà tôi mua TV rồi, nhà tôi mua TV rồi.
Bố---Nếu nói hiện nay Tráng được làm việc trong đài truyền hình chủ yếu là nhờ công lao to lớn của chiếc TV đen trắng lúc ấy đấy. Từ khi mua TV, chừng nào màn hình chưa hiện lên hai chữ "xin chào" là Tráng còn chưa chịu đi ngủ.
Tráng---Hiện nay, tuy nhà mình đã sắm TV 32 inh, con lại làm việc tại đài truyền hình, nhưng thời gian xem TV thì ngày càng ít đi.
Bố---Cho dù thời gian có ít đi nữa, Chương trình đặc biệt mừng Xuân của Đài CCTV là không thể không xem. Kể từ khi mua chiếc TV nhỏ vào năm 1985, bố mẹ con năm nào cũng xem chương trình mừng xuân. Ta vừa ăn cơm vừa trò chuyện, chương trình mừng xuân sắp khai mạc rồi đấy. Nào chúng ta thu dọn một chút để chụp tấm ảnh chung kỷ niệm gia đình nhân dịp năm Kỷ Sửu nhé.
Tráng---Mẹ ơi, con chợt nghĩ ra, chúng ta vừa ăn bữa cơm đón Giao thừa vừa trò chuyện với nhau, chính đây là tài liệu tốt nhất về kỷ niệm Trung Quốc cải cách mở cửa tròn 30 năm đấy nhỉ? "Ba mươi năm với Ba Mươi Tết" , hay quá.
Mẹ---Miễn là con thấy hay là được. Nếu tài liệu không đủ, thì về nhà hỏi thêm mẹ và bố con nhé. Bố mẹ sẽ sẵn sàng thôi. Bố Tráng ơi, máy ảnh sẵn sàng chưa?
Bố---Rồi, rồi, đã sẵn sàng, vậy chúng ta chụp ngay bên mâm nhé. Mọi người chuẩn bị, nâng cốc chúc mừng năm mới nhé. Hai, ba...
Chung---Chúc mừng năm mới.
Quý vị và các bạn thân mến, cảm ơn quý vị đã đón nghe chương trình đặc biệt mừng Xuân Kỷ Sửu nhan đề: "Ba mươi năm với Ba Mươi Tết". Nhân dịp này, một lần nữa xin chúc quý vị và các bạn gia đình hạnh phúc, vạn sự như ý. Hoan nghênh quý vị truy cập trang Web của chúng tôi theo địa chỉ: https://vietnamese.cri.cn, một lần nữa cảm ơn quý vị đã dành thời gian quan tâm theo dõi bên máy thu thanh đêm nay, đồng thời hoan nghênh các bạn thông báo cho chúng tôi biết cảnh đón Giao Thừa của gia đình bạn, để cho tất cả chúng ta cùng chia sẻ nhé. |