Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Bằng Tường—thành phố miền núi biên giới—21/12/2008
   2009-01-14 13:26:28    cri
Bằng Tường là thành phố biên giới Trung Việt người Trung Quốc rất quen biết. Hữu nghị Quan một trong chín cửa khẩu lớn của Trung Quốc đã nằm ở nơi đây. Năm 1992, Bằng Tường được phê chuẩn là thành phố mở cửa ở vùng biên giới, năm 2005, đường bộ cao tốc từ Nam Ninh đi Hữu Nghị Quan thông xe, đây là đường bộ cao tốc đầu tiên của Trung Quốc nối với ASEAN.

Hiện nay, chợ biên giới Pò Chài Bằng Tường là chợ bán sỉ rau hoa quả lớn nhất biên giới, chợ bán đồ gia dụng gỗ trắc lớn nhất khu vực Đông Nam Á, chợ biên giới khác Lũng Vài là cơ sở xuất khẩu hàng công nghiệp nhẹ lớn nhất biên giới Trung Việt .

Ấn tượng đầu tiên đến Bằng Tường, là có chút kinh ngạc, có chút mê hoặc.

Không ngờ xung quanh lại có nhiều núi như vậy, hơn nữa núi còn rất cao. Bởi vì nằm ở trong thung lũng, bố cục đường phố của thành phố Bằng Tường nằm theo chiều dài và hẹp, có nhiều xe ba bánh, ô tô khiến nó trở nên ồn ào và chật hẹp hơn. Cửa hàng hai bên đường phố, phần lớn viết bằng chữ Trung Quốc và Việt Nam, nơi nào cũng thấy cửa hàng bán phở Việt Nam, đặc sản Việt Nam và đá ngọc Mi-an-ma. Tên của khách sạn cũng rất có tính khu vực: Khách sạn Vịnh Hạ Long, khách sạn quốc tế Trung Việt, khách sạn Đông Nam Á ...

Hơn nửa tiếng đồng hồ chúng tôi cơ bản đã đi hết vùng trung tâm của thành phố. So với đường phố náo nhiệt sầm uất, nơi nào cũng thấy người Việt Nam ở thành phố Đông Hưng, thành phố Bằng Tường tỏ ra chất phác và yên lặng. Nơi đây tức là Bằng Tường có hai cửa khẩu cấp một nhà nước, chiếm 1/4 kim ngạch thương mại của Quảng Tây với Việt Nam ?

Đêm qua tiếng còi tàu hoả đã cho chúng tôi đáp án. Bằng Tường do thông đường sắt, thương mại lô hàng lớn sôi động, bởi vì năng lực chở của những người vai gánh tay thồ, hoặc chở bằng ô tô hay tàu thuỷ không thể nào sánh với năng lực chở của một đoàn tàu hoả. Ngoài ra, đường bộ cao tốc Nam Ninh—Hữu Nghị Quan nối liền với đường quốc lộ 1A Việt Nam, sau khi đến Hà Nội lại nối liền với mạng lưới đường bộ Hà Nội—Luông Pha Bang—Viên Chăn—Băng Cốc. Giao thông vận tải tốt đẹp đã tạo dựng vững chắc vị thế dẫn đầu của Bằng Tường trong các cửa khẩu đối với Việt Nam.

Sáng nay, chúng tôi đến chợ biên giới Lũng Vài cách Bằng Tường 10 cây số lấy tin. Năm 1997, chính quyền thành phố Bằng Tường đã chuyển chợ biên giới Lũng Dìu rất thịnh một thời đến Lũng Vài gần Việt Nam hơn. Lúc đó Lũng Vài xung quanh là núi bao bọc chỉ có hơn 10 hộ gia đình. Hôm nay lúc chúng tôi đến, gần ba nghìn cửa hàng ngoại quan thống nhất xếp từ sườn núi đến lũng núi, kéo dài gần 3 cây số, nhìn ngút tầm mắt, rất hoành tráng. Thật là xưa đâu bằng nay.

Người đi trên phố không nhiều. Mỗi cửa hàng tầng một đều là kho, để hàng ngũ kim, quần áo hoặc chăn màn. Chúng tôi đi một vòng, muốn mua một số đồ, nhưng chủ hàng không bán, thì ra đây là nơi bán sỉ. Những người đến mua phần lớn là các thương nhân Chiết Giang, Quảng Đông v.v, các xe đỗ bên đường cũng phần lớn là các xe đẹp treo biển số các tỉnh bên ngoài.

Do thông tin viễn thông phát triển, hiện nay biên mậu phần lớn là người mua bán trực tiếp liên hệ điện thoại, bởi vậy chúng tôi đi trên phố rất khó gặp người đến cửa hàng mua hàng. Do số tiền, hàng hoá mỗi người mang theo khi qua biên giới đều có hạn chế, thông thường, người bán sỉ phải xé lẻ hàng ra, chia làm mấy đợt chở sang Lạng Sơn Việt Nam bên kia núi. Trên đường phố, chúng tôi thỉnh thoảng thấy người Việt Nam địu những gùi hàng lớn trên lưng, họ bước đi nặng nhọc, yên lặng, thân hình nhỏ bé hầu như bị chiếc gùi che lấp, còn phải qua núi qua đèo, trông rất thương và tội.

Tương đối với đó là, trước một số Ngân hàng, thường có 7-8 người Việt Nam ngồi nói chuyện, cười với nhau. Họ chuyên làm việc đổi tiền Trung Việt, có lúc một người một ngày có thể đổi 400-500 nghìn Nhân dân tệ, khiến người ta kinh ngạc .