Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Những người buôn Việt Nam tại Đông Hưng—19/12/2008
   2009-01-14 13:24:11    cri
Cửa khẩu Đông Hưng là cửa khẩu cấp Quốc gia duy nhất Trung Quốc nối liền Việt Nam cả về đường biển và đường bộ. Chúng tôi từ lâu đã biết đến Đông Hưng, song không ngờ thành phố Đông Hưng lại tấp nập như vậy, khách sạn nằm rải rác hai bên đường phố, cửa hàng san sát, đâu đâu cũng có biển hiệu tiếng Việt Nam. Anh Tô Khải tháp tùng chúng tôi cho biết, thành phố Đông Hưng hiện nay có gần 100 nghìn dân, diện tích khu phố đã được mở rộng gấp 4 lần so với năm 1990.

Sáng sớm, 7 giờ 40 phút chúng tôi đã đến Trụ sở cửa khẩu nằm bên bờ sông Bắc Luân. Thành phố Đông Hưng chỉ cách một dòng sông với Móng Cái Việt Nam và được nối liền qua chiếc cầu dài 100 mét. Nững người xuất cảnh đã xếp hàng rồng rắn. Nhân viên công tác hải quan cho biết, mấy hôm nay bên Việt Nam đóng cửa hải quan, không cho xuất khẩu hàng hóa, cho nên hôm nay người Trung Quốc xuất cảnh không nhiều lắm, chỉ có một hai nghìn người. Nếu như thường ngày, có đến ba bốn nghìn người, mọi người tay xách nách mang, thùng to túi nhỏ, ngay từ năm sáu giờ sáng họ đã đến xếp hàng, bởi vì thời gian tức là cơ hội thương mại.

Khoảng 9 giờ 30 phút, ánh nắng rực rỡ, mây tạnh mù tan, thành phố Đông Hưng chẳng khác gì một thiếu nữ vui nhộn hoạt bát sau khi tỉnh dậy. Do Đông Hưng còn có những cảnh điểm như cột mốc số năm của Nhà Thanh, nhà kỷ niệm Hồ Chí Minh v.v, bên cạnh đó còn có Chợ Bán buôn Thời trang Quốc tế Vạn Chúng, cho nên chúng tôi thấy du khách xung quanh cửa khẩu không ngừng trở nên đông vui. Trong đó có hai ba chục chị em phụ nữ đang thu hút sự chú ý của chúng tôi, chị em đều đội nón, bịp khăn kín mặt, người thì xách túi, người thì vai gánh hoa quả, bán dong trên phố. Chị em không reo hàng, nhưng với phong cách ăn mặc độc đáo, họ đã thu hút ánh mắt hiếu kỳ của du khách.

Chúng tôi cũng rất có hứng thú và tiếp cận với các chị. Khi chúng tôi đến gần, các chị bèn bỏ khăn xuống hiện ra khuôn mặt, rồi chào chúng tôi bằng tiếng Trung: "Nước hoa Pháp đây", "Cao Bạch Hổ đây". Hóa ra các chị là người Việt Nam sang bán hàng tại Đông Hưng.

Chiếc túi xách tay của các chị không lớn lắm, nhưng trong túi xếp ngăn nắp nào là nước hoa, dược phẩm, nào là thuốc lá v.v. Chúng tôi đã mua Cao Bạch Hổ và thuốc lá từ tay một phụ nữ trẻ có tên gọi là Nguyễn Thị Tuyết. Chị Tuyết nói, chị đến từ tỉnh Thái Bình Việt Nam, cách đây 5 năm, hai vợ chồng chị đến thuê nhà và làm ăn tại Móng Cái. Chồng chị lái xe ôm, còn chị sáng nào cũng đến cửa khẩu Đông Hưng bán hàng tạp hóa, 6 giờ chiều thì quay về đón con ở nhà gửi trẻ. Trừ 2 đồng lệ phí quá cảnh và tiền ăn bữa cơm trưa ra, trung bình mỗi ngày chị có thể kiếm được 30 đến 40 đồng nhân dân tệ.

Bất kể là ngày mưa ngày gió, ngày nóng ngày lạnh, quanh năm bốn mùa, ngày nào cũng như ngày nào, thật là vất vả, thế nhưng chị Nguyễn Thị Tuyết cảm thấy hết sức thỏa mãn. Chị nói, bán dong như vậy tốt hơn nhiều so với trồng ruộng ở quê.

Khi chúng tôi dạo trên phố Đông Hưng, luôn nghe có người nói tiếng Việt Nam, vậy thành phố Đông Hưng có bao nhiều người Việt Nam? Chắc khó mà thống kê, nhưng đó không phải là điều quan trọng, bởi vì các bạn Việt Nam đã hòa vào dòng người trên đường to ngõ nhỏ của Đông Hưng, trở thành một bộ phận trong sự phồn vinh và ̀tươi đẹp của thành phố Đông Hưng.

1 2