Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Đêm trọ tại thị trấn Thạc Long—14/12/2008
   2009-01-14 13:19:24    cri
Hôm qua khi phỏng vấn và thăm xong thác Đức Thiên (Việt Nam gọi là thác Bản Giốc) ra khỏi khu phong cảnh, trời đã xẩm tối. Chúng tôi tinh thần phấn chấn nhưng có chút mệt mỏi, ý nghĩ đầu tiên là phải tìm chỗ gần nhất để nghỉ, rồi chỉnh lý những tài liệu đã phỏng vấn ban ngày. Anh lái xe họ Đàm kiến nghị chúng tôi đến thị trấn Thạc Long cách đó 10 cây số để nghỉ trọ.

Xe chạy dọc theo con sông Quy Xuân, chẳng mấy chốc thì đến thị trấn Thạc Long. Anh lái xe cho xe dừng trước cửa một nhà dân ở ven đường. Đây là một ngôi nhà ba tầng, tầng hai và tầng ba làm nhà trọ. Từ trong nhà đi ra một đôi vợ chồng đã luống tuổi, mời chúng tôi lên gác xem phòng.

Tôi chưa hề nghe nói đến thị trấn Thạc Long, lại thấy hai bên đường có nhiều đống gạch cát, trông chừng như đang làm những công trình xây dựng lớn, nên có chút do dự, trong lưỡng lự cũng cùng đôi vợ chồng luống tuổi lên gác hai, mở cửa vào thấy trong phòng thu xếp ngăn nắp sạch sẽ, giường đệm ấm áp dễ chịu, bèn nhận lời ở lại.

Nửa đêm thức giấc một lần, mấy lần nghe thấy có tiếng xe tải ậm ịch đi qua, trong phảng phất hình như trở về đường vành đai Bốn của Bắc Kinh, trong lòng nghĩ thị trấn biên giới này có cái gì đó "khang khác" chăng ?

Sáng hôm sau ăn sáng xong, chúng tôi tạm biệt chủ nhà, nhân tiện hỏi thăm một số tình hình của thị trấn. Bác trai chủ nhà nói với chúng tôi với giọng kiêu hãnh: "Thị trấn Thạc Long chúng tôi đang xin là cửa khẩu cấp một nhà nước. Cô xem bên kia đang xây dựng toà lầu Hải quan mới đó."

Gì vậy? Chúng tôi hầu như không sao tin được điều mình đã nghe, thị trấn Thạc Long rất bình thường trong bóng đêm lại là cửa khẩu cấp hai nhà nước, ở đây còn có một chợ biên giới. Chúng tôi chẳng phải là đang đi tìm chợ biên giới đó sao ? Đúng là cưỡi ngựa tìm ngựa. Hơn nữa thị trấn Thạc Long sau này còn sẽ phát triển lớn hơn, lúc đó không còn là ngựa, mà là "Thạc Long" thực thụ.

"Thưa bác, hôm nay có phải ngày chợ không ?"

"Chợ họp ngày mùng hai, mùng năm, mùng tám âm lịch, hôm nay nghỉ, còn phải đợi hai ngày nữa."

Thật là đến không đúng lúc.

"Bình thường có nhiều người Việt Nam đến họp chợ không bác ?"

"Nhiều, có hơn trăm người, hai bên đường đều là các sạp bán hàng, phần nhiều là hàng nông sản, có nhiều hàng bán sỉ, có xe chở hàng đi nơi khác."

Chúng tôi náo nức đi tìm chính quyền thị trấn, nó nằm trên một phố khác, muốn tìm hiểu nhiều hơn về chợ biên giới ở thị trấn Thạc Long. Song cũng là đi không đúng ngày, đúng vào ngày chủ nhật mọi người đều nghỉ làm việc. Từ chính quyền thị trấn nhìn ra ngoài, có một toà lầu đang được xây dựng, nó có lẽ là toà lầu Hải quan mới mà bác trai chủ nhà đã nói.

Sau đó tra tư liệu được biết: Thạc Long nguyên trước đây được gọi là "Lũng Khuông", xây dựng vào những năm đầu Vua Quang Tự đời nhà Thanh, vì thế núi như một con rồng lớn nằm vắt mình trên vùng biên giới, sau đổi tên là Thạc Long. Chính thức thành lập vào ngày 15 tháng 3 âm lịch năm thứ 13 thời Vua Quang Tự (1887), trở thành chợ biên giới, đây cũng là chợ biên giới gần đường biên giới Trung Việt nhất. Năm 1949 thiết lập chi nhánh Hải quan Trung Quốc.

Thì ra thị trấn Thạc Long có lịch sử lâu đời, trải qua bể dâu năm tháng. Năm 1991 sau khi quan hệ Trung Việt bình thường hoá, Thạc Long cách Việt Nam chỉ một con sông, cách thác Đức Thiên nằm trên đường biên giới Trung Việt chỉ 10 cây số, mậu dịch biên giới đã khôi phục trở lại và ngày càng phới phới vươn lên.

Thị trấn Thạc Long, một chợ biên giới xuýt bị bỏ qua. Lần này vì thời gian có hạn, có nhiều luyến tiếc, mong sau này được đến thăm lại thị trấn Thạc Long, biết rõ hơn bộ mặt thực sự của nó .