Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Tình hình dân tộc tỉnh Tứ Xuyên
   2008-11-21 16:21:36    cri

Tứ Xuyên là một tỉnh nhiều dân tộc, ngoài dân tộc Hán ra, có 14 dân tộc anh em là Di, Tạng, Thổ Gia, Mèo, Khương, Hồi, Mông Cổ, Li-su, Mãn, Na-xi, Bu-y, Bạch, Thái, Choang. Dân số theo điều tra dân số năm 1990 là hơn 4,88 triệu người, chiếm 4,6% tổng dân số toàn tỉnh; khu vực phân bố chiếm diện tích khoảng 60% toàn tỉnh. Chủ yếu cư trú tại miền núi Tây Bắc, Tây Nam, Nam và Đông Nam Tứ Xuyên, vừa có vùng dân tộc tập trung cư trú, cũng có vùng các dân tộc sống chung với nhau, cũng có người sống rải rác khắp nơi.

Thời đại đồ đá cũ và mới xa xưa, hoạt động của loài người hầu như trải rộng khắp Tứ Xuyên. Nền văn hoá nguyên thuỷ mà họ sáng tạo nên vừa có đặc sắc địa phương độc đáo, cũng có liên quan đến nền văn hoá nguyên thuỷ Tây Bắc và Trung Nguyên, đây là phản ánh hoạt động tổ tiên các dân tộc Tứ Xuyên.

Thời kỳ trước Tần, Ba, Thục của Tứ Xuyên còn chưa tiến vào Hoa Hạ, trên cơ bản là vùng cư trú của các dân tộc thiểu số. Ba và Thục vừa là hai nước địa phương, vừa là dân tộc và tên gọi. Lúc đó, Ba và Thục còn dẫn dắt nhiều dân tộc khác, sách "Hoa Dương Quốc Chí-Ba Chí" viết tại Ba có "Bộc, Thư, Công, Nô, Di"; sách "Hoa Dương Quốc Chí-Thục Chí" viết tại Thục có "Điền, Liêu". Ngoài ra, tại Thục còn có các dân tộc Tiết, Tắc, Nhiễm, Thanh-y, tại Ba còn có dân tộc gọi là Bàn Hồ Chủng. Các dân tộc Ba, Thục tại thời kỳ trước Tần đã sáng tạo ra nền văn minh cổ đại rực rỡ, văn hoá Tam Tinh Đôi Quảng Hán và mộ chôn Hoàng gia Ba Tiểu Điền Khê Bồi Lăng tức là đại diện kiệt xuất của nền văn minh cao độ lúc đó.

Từ Tần Hán đến nay, người Trung Nguyên đã di dân nhiều vào Tứ Xuyên, trong lịch sử lâu dài dần dần hoà nhập với thổ dân Ba, Thục. Nhưng phía Đông và Tây bồn địa luôn là vùng cư trú truyền thống của dân tộc thiểu số, sự phân bố này đến nay cũng không có thay đổi gì lớn.

Hiện nay, tỉnh Tứ Xuyên ngoài dân tộc Hán ra, còn có 14 dân tộc thiểu số cư trú lâu đời. Theo điều tra dân số lần thứ tư Trung Quốc ngày 1 tháng 7 năm 1990, có dân tộc Di (1784165 người), dân tộc Tạng (1087510 người), dân tộc Thổ Gia (1075891 người), dân tộc Mèo (535923 người), dân tộc Khương (196195 người), dân tộc Hồi (108638 người). Dân tộc có dân số dưới 50 nghìn, nhưng trên 4 nghìn người còn có Mông Cổ, Li-su, Mãn, Na-xi, Bạch, Bu-y, Thái, Choang. Ngoài ra, còn có cán bộ, công nhân viên dân tộc thiểu số từ các nơi trong nước đến sinh sống và làm việc sau năm 1949. Cộng thêm 14 dân tộc sống lâu đời, tổng số dân tộc tại Tứ Xuyên lên tới 53 dân tộc.

Vùng miền Đông, miền Tây tập trung cư trú các dân tộc thiểu số Tứ Xuyên đã thành lập ba châu tự trị là châu tự trị dân tộc Di Lương Sơn, châu tự trị dân tộc Tạng Cam Tư và châu tự trị dân tộc Tạng dân tộc Khương A-bá cùng tám huyện tự trị là huyện tự trị dân tộc Di Mã Biên, huyện tự trị dân tộc Di Nga Biên, huyện tự trị dân tộc Tạng Mộc Lý, huyện tự trị dân tộc Thổ Gia dân tộc Mèo Dậu Dương, huyện tự trị dân tộc Thổ Gia dân tộc Mèo Tú Sơn, huyện tự trị dân tộc Thổ Gia dân tộc Mèo Kiềm Giang, huyện tự trị dân tộc Mèo dân tộc Thổ Gia Bành Thuỷ và huyện tự trị dân tộc Thổ Gia Thạch Trụ. Ngoài ra, còn có 107 xã dân tộc. Diện tích vùng dân tộc toàn tỉnh là 324,4 nghìn km vuông, chiếm 57,21% diện tích toàn tỉnh. Dân số dân tộc thiểu số hơn 5 triệu người.

Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Tứ Xuyên thuộc hệ ngôn ngữ Hán-Tạng và hệ ngôn ngữ Antai. Dân tộc nói ngôn ngữ Tạng Mi-an-ma hệ ngôn ngữ Hán-Tạng có dân tộc Tạng, dân tộc Di, dân tộc Khương, dân tộc Li-su, dân tộc Na-xi và dân tộc Bạch, dân tộc nói ngôn ngữ Choang Động có dân tộc Choang, dân tộc Bu-y và dân tộc Thái, dân tộc nói ngôn ngữ Mèo Dao có dân tộc Mèo. Dân tộc Hồi nói tiếng Hán. Dân tộc Mông Cổ và dân tộc Mãn Tứ Xuyên nguyên nói ngôn ngữ thuộc hệ ngôn ngữ Antai, hiện nay đều đã dùng tiếng Hán. Ngôn ngữ dân tộc Thổ Gia cũng thuộc hệ ngôn ngữ Hán-Tạng. Điều này chứng tỏ các dân tộc Tứ Xuyên có quan hệ cùng tồn tại lâu dài trong lịch sử.

-Tỉ lệ dân số cùng phân bố các dân tộc Tứ Xuyên

Chủ thể cư dân Tứ Xuyên là dân tộc Hán được hình thành bởi sự dung hợp nhiều dân tộc thời cổ, ngoài ra, còn có nhiều dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc thiểu số có trên 5 nghìn người có dân tộc Di, dân tộc Tạng, dân tộc Khương, dân tộc Hồi, dân tộc Mông Cổ, dân tộc Li-su, dân tộc Mãn, dân tộc Na-xi, dân tộc Bạch, dân tộc Bu-y, dân tộc Thái, dân tộc Mèo, dân tộc Thổ Gia. Tứ Xuyên có khu vực Tạng lớn thứ hai, khu cư trú dân tộc Di lớn nhất và khu cư trú dân tộc Khương duy nhất Trung Quốc. Dân tộc Di là dân tộc thiểu số có số người nhiều nhất tại Tứ Xuyên, chủ yếu tập trung cư trú tại Lương Sơn lớn nhỏ và lưu vực sông An Ninh; dân tộc Tạng cư trú tại vùng cao nguyên Cam Tư, châu A-bá và huyện tự trị dân tộc Tạng Mộc Lý châu Lương Sơn; dân tộc Khương là một trong những dân tộc lâu đời nhất lịch sử Trung Quốc, chủ yếu cư trú tại Mậu Huyện, Văn Xuyên, Hắc Thuỷ, Tùng Phan, Bắc Xuyên trên thượng du Mân Giang.

Năm 2004, dân số cuối năm của châu tự trị dân tộc Tạng dân tộc Khương A-bá, châu tự trị dân tộc Tạng Cam Tư, châu tự trị dân tộc Di Lương Sơn và huyện tự trị dân tộc Khương Bắc Xuyên, huyện tự trị dân tộc Di Nga Biên, huyện tự trị dân tộc Di Mã Biên là 6,449 triệu người, chiếm 7,4% dân số toàn tỉnh; diện tích khu vực 305 nghìn km vuông, chiếm 62,9% diện tích toàn tỉnh ./.