Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Cơn sốt lưu học trong suốt 30 năm qua
   2008-11-14 15:35:21    cri

Nghe Online

Cách đây 30 năm, sau khi nghe Bộ Giáo dục Trung Quốc báo cáo công tác về Trường Đại học Thanh Hoa và việc cử lưu học sinh đi học ở nước ngoài, đồng chí Đặng Tiểu Bình nêu rõ: "Tôi tán thành tăng thêm số lượng lưu học sinh, phải cử hàng nghìn hàng vạn, chứ không phải chỉ cử hàng chục lưu học sinh đi học ở nước ngoài." Từ đó, Trung Quốc đã mở ra trang mới cho lịch sử lưu học sinh.

Đồng chí Đặng Tiểu Bình nêu rõ: "Tôi tán thành tăng thêm số lượng lưu học sinh, phải cử hàng nghìn hàng vạn, chứ không phải chỉ cử hàng chục lưu học sinh đi học ở nước ngoài."

Do công cuộc cải cách mở cửa không ngừng đi vào chiều sâu, kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng, cho nên ngày càng nhiều gia đình có đủ khả năng đưa con em đi lưu học ở nước ngoài.

Theo con số thống kê của Bộ Giáo dục Trung Quốc, 30 năm qua, song song với cải cách mở cửa, 1,21 triệu lưu học sinh Trung Quốc đã lần lượt đi lưu học tại hơn 100 nước và khu vực trên thế giới. Quy mô nhân viên lưu học ở nước ngoài đã từ 860 người năm 1978 tăng lên tới 144,5 nghìn người năm 2007, tăng gấp hơn 169 lần trong 30 năm qua.

30 năm qua, cùng với số lượng lưu học sinh đi học ở nước ngoài tăng trưởng nhanh chóng, công tác quản lý lưu học của Trung Quốc trở nên ngày càng có trật tự, hệ thống và chính sách tương quan về dịch vụ lưu học không ngừng được hoàn thiện.

Tháng 3 năm 1989, Trung Quốc đã thành lập Trung tâm dịch vụ lưu học Trung Quốc nhằm giải quyết việc làm và đời sống cho lưu học sinh từ nước ngoài trở về. Bộ Giáo dục Trung Quốc đã thành lập Ban chuyên trách công tác lưu học sinh, đó là một ban tổng thể hữu quan bao gồm Vụ Quốc tế Bộ Giáo dục, Ban quản lý Quỹ lưu học Quốc gia và Trung tâm dịch vụ lưu học Bộ Giáo dục v.v, xây dựng hệ thống dịch vụ đa phương hóa và đa chức năng để hỗ trợ việc làm và lập nghiệp của nhân viên lưu học về nước.

Năm 1992, khi thị sát doanh nghiệp khoa học công nghệ cao của nhân viên lưu học thành phố Chu Hải, đồng chí Đặng Tiểu Bình nói, tôi mong tất cả những người đi học ở nước ngoài đều có thể trở về đất nước: "Nếu muốn có cống hiến thì trở về nước là điều tốt hơn ". Từ đó, Trung Quốc lại tiến thêm một bước điều chỉnh và hoàn thiện chính sách lưu học.

Hiện nay, Bộ ngành hữu quan đứng đầu là Bộ Giáo dục Trung Quốc đã xây dựng văn kiện chính sách về cử lưu học sinh đi học ở nước ngoài, quản lý lưu học sinh ở nước ngoài, làm việc ở nước, trở về phục vụ đất nước, tạo điều kiện thuận lợi xuất cảnh, qua hải quan, lương bổng v.v, khiến công tác lưu học trở nên bình ổn, thông thoáng và hợp lý cũng như khiến công tác lưu học thu được tiến triển nhiều hơn.

Kể từ năm 1966 Trung Quốc thực thi biện pháp mới về Nhà nước cử lưu học sinh theo học ở nước ngoài đến nay, trong số lưu học sinh do Nhà nước Trung Quốc cử đi học ở nước ngoài, tỷ lệ về nước sau khi học xong đã đạt tới hơn 97%. Kể từ năm 1990 đến nay, Trung Quốc đã lần lượt thành lập "Quỹ hỗ trợ nhân viên lưu học về nước khởi động dự án nghiên cứu khoa học", "Quỹ tài trợ giáo viên trẻ ưu tú của các trường đại học và cao đẳng", "Chương trình Xuân Huy", "Chương trình khuyến khích học giả được trao tặng danh hiệu Trường Giang " v.v, bên cạnh đó phối hợp với các bộ ngành hữu quan xây dựng 21 "Cơ sở thí điểm về lập nghiệp của nhân viên lưu học về nước". Năm 2003, Bộ Giáo dục Trung Quốc đã lập dự án "Cấp học bổng khen thưởng lưu học sinh tự phí ưu tú của Nhà nước", đồng thời đã thực hiện chế độ khen thưởng cho hơn 1100 lưu học sinh ưu tú tự bỏ tiền lưu học tại 31 nước.

"Việc cử hàng loạt lưu học sinh đi nước ngoài không những cất bước song song với cải cách mở cửa của Trung Quốc, mà còn đi sâu phát triển cùng với công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc." Thứ trưởng Bộ Giáo dục Trung Quốc Chương Tân Thắng nói, 30 năm qua, công tác giáo dục cử học sinh đi học ở nước ngoài đã đạt được thành quả khiến thế giới phải quan tâm chú ý, đó là sự thật đanh thép. "Trong quá trình chuyển Trung Quốc từ một nước lớn về nguồn nhân lực sang một nước mạnh về nguồn nhân lực, thì nhân viên lưu học trở về Trung Quốc đã dành sự đóng góp về nhân tài và chất xám cho đất nước. "

Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Lưu học Trung Quốc Lý Hỷ Sở cho rằng, cơn sốt đi lưu học ở nước ngoài đã diễn ra trong thời gian dài, số lượng đông, các lưu học sinh đã thực sự trở thành nhịp cầu nối liền Trung Quốc với các nước trên thế giới. Thế giới hóa của nền văn hóa Trung Quốc chưa bao giờ sâu rộng như ngày nay, sự hiểu biết và nhận thức của người dân Trung Quốc đối với thế giới cũng chưa bao giờ sâu sắc và chính xác như ngày nay." Trong khi đó, nhân viên đi lưu học ở nước ngoài sau ngày cải cách mở cửa cũng mang về mầu sắc mở cửa đa dạng cho văn hóa xã hội Trung Quốc. Nhân viên lưu học không chỉ riêng trở về phục vụ đất nước, mà còn mở ra những phương thức mới về hợp tác quốc tế như: Kết hợp Trung Quốc với nước ngoài, đi lại tự do v.v. Ông Lý Hỷ Sở nhấn mạnh, có thể nói lưu học sinh đã có ảnh hưởng đa phương hóa, đa dạng hóa và mang tính bước ngoặt thời đại đối với Trung Quốc.