Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Những cụm từ then chốt về ba mươi năm cải cách mở cửa
   2008-11-06 17:51:25    cri
"Mèo đen mèo trắng"

"Bất kể là mèo đen hay là mèo trắng, miễn là bắt được chuột thì là mèo tốt."

Ngay từ năm 1962, đồng chí Đặng Tiểu Bình đã trình bày quan điểm quan trọng này trong trường hợp chính thức. Khi bàn về việc giao khoán ruộng đất cho gia đình nông dân, đồng chí Đặng Tiểu Bình đã dứt khoát bày tỏ thái độ ủng hộ. Đồng chí nói: "Về việc khôi phục nông nghiệp, phần lớn quần chúng đều đề xuất kiến nghị phân chia ruộng đất. Qua điều tra, đồng chí Trần Vân đã trình bày một số nhận xét, ý kiến rất tốt, hiện nay là trong tất cả các hình thức, chỉ có giao khoán đồng ruộng cho nông dân mới có thể kinh doanh tốt. Bất kể là mèo trắng hay là mèo đen, trong thời kỳ quá độ, biện pháp gì có lợi cho khôi phục nông nghiệp thì áp dụng biện pháp đó...Nói tóm lại, phải thực sự cầu thị, chớ có vơ đũa cả nắm. "

"Khoa học công nghệ là sức sản xuất thứ nhất "

Khoa học công nghệ là sức sản xuất thứ nhất, đây là sự nhận định về lý luận quan trọng do đồng chí Đặng Tiểu Bình đề xuất trong buổi tiếp Tổng thống Séc và Xlô-va-ki-a Husak vào ngày 5 tháng 9 năm 1988. Đồng chí Đặng Tiểu Bình nêu rõ: "Mác từng nói, khoa học công nghệ là sức sản xuất, sự thực chứng tỏ lời nói này của Mác rất đúng đắn. Tôi cho rằng, khoa học công nghệ là sức sản xuất thứ nhất." Nhận định này vừa kế thừa chủ nghĩa Mác, lại là sự khái quát mới của chủ nghĩa Mác, nhận định này được khái quát từ sự thật khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng cũng như khoa học công nghệ hiện đại đóng vai trò to lớn trong sự tiến bộ của xã hội.

"Một Quốc gia hai chế độ"

"Một Quốc gia hai chế độ" là đầu đề bài phát biểu quan trọng cách đây 20 năm của đồng chí Đặng Tiểu Bình. Ngày nay chúng ta ôn lại bài phát biểu này, đặc biệt là ôn lại những lời trình bày về "một Quốc gia hai chế độ" cũng như nội hàm "người Hồng Công quản lý Hồng Công " và tiêu chuẩn của người yêu nước vẫn còn ý nghĩa hiện thực to lớn. Nội dung cơ bản của "một Quốc gia hai chế độ" có nghĩa là: Tại Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, chủ thể của Nhà nước là thực thi chế độ Xã hội chủ nghĩa, tại Hồng Công, Ma Cao và Đài Loan thì thực thi tư bản chủ nghĩa. "Một nước" là tiền đề của "hai chế độ". Chấp thuận "một Quốc gia hai chế độ" trước hết cần phải chấp thuận "một nước", đó tức là Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, chấp thuận chủ thể của Nhà nước là thực thi chế độ Xã hội chủ nghĩa mang đặc sắc Trung Quốc. "Một Quốc gia hai chế độ" là một phần quan trọng của Xã hội chủ nghĩa mang đặc sắc Trung Quốc.

Đặc khu kinh tế

Từ ngày 24 tháng 1 đến ngày 10 tháng 2 năm 1984, đồng chí Đặng Tiểu Bình đã thị sát 3 'đặc khu kinh tế Thâm Quyến, Châu Hải và Hạ Môn. Ngày 26 tháng 1, đồng chí Đặng Tiểu Bình đã viết lời đề cho Đặc khu kinh tế Thâm Quyến như sau: "Phát triển và kinh nghiệm của Thâm Quyến chứng tỏ, chính sách thành lập đặc khu kinh tế của Trung Quốc là đúng đắn." Khi thị sát Đặc khu kinh tế Hạ Môn từ ngày 7 đến ngày 10 tháng 2, đồng chí Đặng Tiểu Bình đã viết lời đề cho Hạ Môn là "Xây dựng đặc khu kinh tế càng nhanh hơn và tốt hơn."

Xã hội khá giả

Báo cáo Đại hội Đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 16 dứt khoát đề xuất mục tiêu hùng vĩ về xây dựng toàn diện xã hội khá giả.

Xã hội khá giả bắt nguồn từ ý tưởng hiện thực nhằm thực hiện mục tiêu hùng vĩ của hiện đại hóa vào cuối thế kỷ 20 do Tổng thiết kế sư công cuộc cải cách mở cửa Trung Quốc Đặng Tiểu Bình nêu ra. Đồng chí nói: "Bước đầu tiên trong mục tiêu của chúng ta là phải xây dựng xã hội khá giả vào năm 2000."

Người dân Trung Quốc trước tiên đã thực hiện bước nhảy vọt từ nghèo khó đến ấm no. Sự nghiệp cải cách mở cửa bắt đầu từ cuối thập niên 70 thế kỷ 20 của Trung Quốc đã giải phóng rất nhiều sức sản xuất xã hội, kinh tế quốc dân đã thực hiện tăng trưởng nhanh chóng, mức sống được nâng cao rất nhiều. Tính đến cuối thập niên 80 thế kỷ 20, kết cấu và chất lượng tiêu dùng thành thị Trung Quốc đã có sự thay đổi to lớn, tỷ trọng chi phí về ăn mặc của cư dân đã giảm với mức lớn, trong khi đó tỷ trọng chi phí nhà ở, tiêu dùng và văn hóa của cư dân lại tăng trưởng một cách tương ứng, điều này đánh dấu cư dân thành thị Trung Quốc đã cơ bản thực hiện ấm no và đi lên con đường khá giả; dân số nghèo khó ở nông thôn đã giảm thiểu với mức lớn, nông dân trong cả nước cơ bản giải quyết được vấn đề ấm no.

Hai là tiến bước vượt bậc từ ấm no sang khá giả. Trên cơ sở thực hiện ấm no, trải qua đi sâu cải cách mở cửa và phát triển nhanh chóng kinh tế trong thập niên 90 thế kỷ 20, mức sống của cư dân Trung Quốc lại bước lên bậc thềm mới. Theo tiêu chuẩn chung giai đoạn phát triển đời sống được quy định trong hệ số En-gơ của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc: Hệ số trên mức 60% thì là mức nghèo khó, từ 50%-60% là mức ấm no, từ 40%-50% là mức sung túc, dưới 40% là mức khá giả. Hệ số En-gơ năm 1998 của Trung Quốc lần lượt xếp như sau: Cư dân thành thị là 44,5%, cư dân nông thôn là 53,4%, lần lượt đạt tới và tiếp cận tiêu chuẩn khá giả của Chương trình Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc. Báo cáo của Đại hội 16 Đảng Cộng sản Trung Quốc nêu rõ, trình độ khá giả hiện nay của Trung Quốc vẫn là mức khá giả ở trình độ thấp, chưa toàn diện, phát triển không đồng đều. Củng cố và nâng cao trình độ khá giả hiện nay còn phải trải qua phấn đấu gian khổ trong thời gian dài.

Phát triển quan khoa học

Khi đọc báo cáo trước Đại hội 17 Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Hồ Cẩm Đào nói, tiếp tục xây dựng toàn diện xã hội khá giả, phát triển Xã hội chủ nghĩa mang đặc sắc Trung Quốc trong giai đoạn mới, cần phải kiên trì lấy lý luận Đặng Tiểu Bình và tư tưởng quan trọng của "Ba đại diện" làm chỉ đạo, đi sâu quán triệt và thực hiện Phát triển quan khoa học.

Phát triển quan khoa học có nghĩa là quan niệm phát triển lấy con người làm gốc cũng như phát triển toàn diện, nhịp nhàng và bền vững.

Tháng 10 Năm 2003, khi phát biểu tại Hội nghị Trung ương ba Đại hội 16 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào nêu rõ: Tăng trưởng là cơ sở phát triển, song tăng trưởng không có nghĩa là phát triển theo nhận xét một cách đơn giản, Không coi trọng chất lượng và hiệu quả, không coi trọng sự phát triển nhịp nhàng giữa kinh tế, chính trị và văn hóa, không coi trọng sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên, thì sẽ xuất hiện cục diện mất cân đối về tăng trưởng, rút cuộc hạn chế tới nhịp bước phát triển.

Chính tại hội nghị lần này, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã dứt khoát đề xuất tư tưởng chiến lược quan trọng về Phát triển quan khoa học, đó là kiên trì lấy con người làm gốc, xây dựng quan niệm phát triển toàn diện, nhịp nhàng và hài hòa, thúc đẩy sự phát triển nhịp nhàng giữa kinh tế và xã hội cũng như sự phát triển toàn diện của con người.

Phát triển quan khoa học đã tổng kết những kinh nghiệm thành công mà Trung Quốc đạt được về cải cách mở cửa và xây dựng hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa trong hơn 30 năm qua, trình bày quy luật khách quan về phát triển kinh tế xã hội, phản ánh nhận thức mới đối với việc phát triển của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, là tư tưởng chiến lược quan trọng do Tập thể lãnh đạo Trung ương khóa mới đưa ra trên cơ sở lấy lý luận Đặng Tiểu Bình và tư tưởng quan trọng của "Ba đại diện" làm chỉ đạo cũng như xuất phát từ toàn cục công tác của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn mới của thế kỷ mới.

Xã hội hài hòa Xã hội chủ nghĩa

Kiến tạo xã hội hài hòa Xã hội chủ nghĩa là mục tiêu quan trọng của Trung Quốc trong việc thúc đẩy sự phát triển của kinh tế xã hội, cũng là sự đảm bảo quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội của Trung Quốc. Kiến tạo xã hội hài hòa là nội dung cốt lõi của Phát triển quan khoa học, là mục tiêu của phát triển kinh tế và xã hội, là một nhiệm vụ chiến lược quan trọng do Đảng Cộng sản Trung Quốc nêu ra xuất phát từ toàn cục xây dựng toàn diện xã hội khá giả. Xã hội hài hòa là xã hội pháp quyền dân chủ, công bằng chính nghĩa, thành tín hữu ái, dạt dào sức sống, trật tự ổn định, thân thiện giữa con người với thiên nhiên. Những biểu hiện cụ thể là phát triển hài hòa giữa nông thôn với thành thị, giữa con người với thiên nhiên cũng như phát triển hài hòa giữa con người với xã hội, giữa xã hội với kinh tế, giữa chính trị với kinh tế, giữa văn minh vật chất với văn minh tinh thần.

Xây dựng nông thôn mới Xã hội chủ nghĩa

Xây dựng nông thôn mới Xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ lịch sử quan trọng trong tiến trình hiện đại hóa Trung Quốc. Nhiệm vụ gay go nhất và nặng nề nhất về xây dựng toàn diện xã hội khá giả là tại nông thôn. Các địa phương Trung Quốc sẽ làm theo yêu cầu "sản xuất phát triển, đời sống sung túc, nền nếp văn minh, thôn làng sạch sẽ, quản lý dân chủ", thực thi phương châm công nghiệp trở lại hỗ trợ nông nghiệp, thành thị ủng hộ nông thôn và "cho nhiều lấy ít thả nổi", thúc đẩy xây dựng các mặt nông thôn một cách nhịp nhàng, cải thiện rõ rệt điều kiện sản xuất, đời sống và diện mạo tổng thể của đông đảo các vùng nông thôn.