Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Cơ cấu kinh tế thực hiện sự điều chỉnh quan trọng trong không ngừng ưu hoá nâng cấp
   2008-11-04 17:41:50    cri

Cục Thống kê Nhà nước Trung Quốc ngày 29 tháng 10 công bố báo cáo thứ ba về thành tựu 30 năm cải cách mở cửa, điểm lại quá trình cải cách mở cửa đến nay, Trung Quốc xoay quanh chủ đề phát triển, lấy điều chỉnh cơ cấu làm dòng chính, thực hiện sự tương hỗ tốt đẹp giữa tăng trưởng kinh tế với điều chỉnh cơ cấu. Một loạt con số cho thấy cơ cấu kinh tế Trung Quốc đã thực hiện sự điều chỉnh quan trọng trong không ngừng ưu hoá nâng cấp.

Tỉ trọng kinh tế khu vực ba lên tới 16,2%, đặc trưng cơ cấu kinh tế hiện đại ngày càng rõ nét.

Sự phát triển lớn của kinh tế khu vực ba, tức ngành dịch vụ, là đặc trưng rõ nét nhất của sự điều chỉnh cơ cấu ngành nghề Trung Quốc 30 năm cải cách mở cửa.

Báo cáo của Cục Thống kê nhà nước Trung Quốc chỉ rõ, 30 năm qua Trung Quốc kiên trì củng cố và tăng cường kinh tế khu vực một, nâng cao và cải tạo kinh tế khu vực hai, tích cực phát triển kinh tế khu vực ba. Tỉ trọng của kinh tế khu vực một từ 28,2% năm 1978 giảm xuống còn 11,3% năm 2007; tỉ trọng kinh tế khu vực hai từ 47,9% tăng lên 48,6%, tỉ trọng kinh tế khu vực ba từ 23,9% tăng lên 40,1%.

Năm 1979 đến năm 2007, giá trị gia tăng của ngành tài chính Trung Quốc đã tăng 30 lần, tỉ trọng chiếm trong GDP đã từ 1,9% tăng tới 4,4%. Giá trị gia tăng của ngành địa ốc cũng đã tăng 22,8 lần, tỉ trọng từ 2,2% tăng đến 4,8%.

Theo đà điều chỉnh lớn cơ cấu kinh tế, cục diện 70% số người làm việc nông nghiệp của Trung Quốc đã có thay đổi rất lớn. Trong đó, tỉ trọng số người làm việc trong kinh tế khu vực một chiếm trong tổng số người làm việc đã từ 70,5% năm 1978 giảm xuống 40,8% năm 2007; tỉ trọng số người làm việc trong kinh tế khu vực hai đã từ 17,3% tăng lên 26,8%; tỉ trọng số người làm việc trong kinh tế khu vực ba đã từ 12,2% tăng lên 32,4%.

Ngành công nghệ cao chiếm gần 10% giá trị gia tăng của công nghiệp, sức cạnh tranh quốc tế của sản phẩm "Sản xuất tại Trung Quốc" được nâng cao.

Báo cáo của Cục Thống kê Nhà nước Trung Quốc chỉ rõ, cải cách mở cửa đến nay, nhà nước khuyến khích dùng công nghệ mới và công nghệ thích dụng tiên tiến để cải tạo công nghiệp truyền thống, ra sức tạo dựng phát triển công nghiệp công nghệ cao. Đồng thời, tăng cường hướng dẫn và thúc đẩy sự điều chỉnh cơ cấu tổ chức công nghiệp, tổng thể công nghiệp dần dần trở nên lớn mạnh, sức cạnh tranh và sức ảnh hưởng quốc tế của sản phẩm "Sản xuất tại Trung Quốc" nâng cao rõ rệt.

Cải tạo chấn hưng công nghiệp truyền thống giành được tiến triển mang tính đột phá, trang bị công nghệ quan trọng đã thay đổi cục diện lâu này dựa vào nhập khẩu. Tổ máy nhiệt điện sản xuất trong nước từ năm 1978 chủ yếu là 50 nghìn kw và 100 nghìn kw là chính, phát triển đến tổ máy công suất 300 nghìn, 600 nghìn kw là chính, đồng thời từng bước phát triển đến cấp một triệu kw.

Công nghiệp công nghệ cao như thông tin điện tử, công nghệ sinh học, hàng không vũ trụ, chế tạo y dược, năng lượng mới và vật liệu mới phát triển sôi nổi. Năm 2007, tỉ trọng giá trị gia tăng của công nghiệp công nghệ cao chiếm 4,7% GDP, tăng 3% so với năm 1995. Tỉ trọng sản phẩm công nghệ cao chiếm trong xuất khẩu từ 1,5% năm 2000 tăng lên 28,6% năm 2007.

Một loạt công ty và doanh nghiệp lớn nhanh chóng trưởng thành. Theo xếp hạng của Tạp chí "Của cải" năm 2008, đại lục Trung Quốc đã có 27 doanh nghiệp bước vào hàng 500 doanh nghiệp mạnh thế giới.

Giá trị sản lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã chiếm 68% tổng giá trị sản lượng công nghiệp, kinh tế nhiều thành phần cùng phát triển.

Điều chỉnh cơ cấu thành phần kinh tế vừa là nội dung quan trọng điều chỉnh cơ cấu kinh tế, lại là lực thúc đẩy quan trọng điều chỉnh cơ cấu ngành nghề. Báo cáo của Cục Thống kê Nhà nước Trung Quốc chỉ rõ, thời kỳ đầu cải cách mở cửa tỉ trọng thành phần kinh tế nhà nước chiếm khoảng 99% GDP, 30 năm qua Trung Quốc không ngừng điều chỉnh và cải cách cơ cấu thành phần kinh tế, đã từng bước hình thành cục diện mới với thành phần kinh tế quốc doanh là chính, kinh tế nhiều thành phần cùng phát triển.

Kinh tế ngoài quốc doanh phát triển cao tốc, đã phát huy vai trò ngày càng lớn về mặt thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, mở rộng việc làm và làm sống động thị trường v.v. Năm 2007 cả nước có 27 triệu 415 nghìn hộ làm ăn cá thể, 5 triệu 513 nghìn doanh nghiệp tư nhân, lần lượt tăng 0,8 lần và 39,1 lần so với năm 1992. Tỉ trọng của tổng giá trị sản lượng công nghiệp doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 68%.

Nhìn từ việc làm, thời kỳ đầu cải cách mở cửa người làm việc ở thành thị Trung Quốc hầu như toàn bộ tập trung trong doanh nghiệp quốc doanh, đến năm 2007 số người làm việc ở doanh nghiệp quốc doanh và tập thể chỉ chiếm 24,3% trong toàn bộ số người làm việc ở thành thị.

Đầu tư "Tam nông", tức nông nghiệp, nông thôn, nông dân tăng trưởng hơn 20 lần, sự nhất thể hoá thành thị nông thôn thúc đẩy vững chắc .

Nâng cao trình độ đô thị hoá, là nhân tố quan trọng ưu hoá cơ cấu kinh tế thành thị nông thôn, thúc đẩy điều chỉnh cơ cấu ngành nghề. Báo cáo của Cục Thống kê nhà nước Trung Quốc chỉ rõ, 30 năm qua, nhịp bước đô thị hóa của Trung Quốc tăng nhanh rõ rệt, quan hệ thành thị nông thôn ngày càng phối hợp nhịp nhàng, từng bước thực hiện sự chuyển biến từ phân biệt rõ nét thành thị nông thôn chuyển sang phát triển nhất thể hoá thành thị nông thôn.

Trình độ đô thị hoá liên tục nâng cao, năng lực thu hút việc làm ở thành thị không ngừng tăng cường. 30 năm qua, số lượng thành thị Trung Quốc từ 193 thành thị phát triển đến 655 thành thị. Nhiều nông dân từ nông thôn di chuyển ra thành thị, tỉ trọng dân số thành thị chiếm trong tổng dân số đã từ 17,9% năm 1978 tăng lên 44,94% năm 2007, tỉ trọng số người làm việc ở thành thị chiếm trong tổng số người làm việc toàn quốc từ 23,7% tăng lên 38,1%.

Vấn đề "Tam nông" luôn liên quan đến toàn cục phát triển ổn định. Trong 30 năm qua, nhà nước không ngừng đẩy mạnh đầu tư ủng hộ "Tam nông", từ 15 tỉ 66 triệu Nhân dân tệ năm 1978 tăng đến 317 tỉ 297 triệu Nhân dân tệ năm 2006, tăng hơn 20 lần .