Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Từ bế quan, nửa bế quan đến mở cửa toàn diện
   2008-11-04 17:40:45    cri
30 năm qua, Trung Quốc không ngừng sâu sắc và mở rộng cải cách mở cửa; từ ven biển đến ven sông ven biên giới, từ miền Đông đến miền Trung miền Tây, từ thương mại hàng hoá đến thương mại dịch vụ, từ thương mại đến đầu tư, từ số lượng nhỏ đến số lượng lớn, từ chất lượng thấp đến chất lượng cao ...

30 năm qua, kinh tế đối ngoại Trung Quốc xuất hiện đà phát triển cao tốc: Tổng kim ngạch thương mại xuất nhập khẩu 20 năm đã tăng trưởng 104 lần, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 24 năm đã tăng 81 lần, đầu tư trực tiếp đối ngoại 6 năm đã tăng gần 10 lần ...

Ngoại thương liên tiếp bước lên bậc cao mới

Ngoại thương là hình thức và con đường quan trọng của một nước tham gia hợp tác kinh tế và cạnh tranh quốc tế, là nội dung cốt lõi và xuất phát điểm mở cửa đối ngoại của Trung Quốc. Cục thống kê Nhà nước Trung Quốc chỉ rõ, sau 30 năm cải cách mở cửa, ngoại thương của Trung Quốc đã giành được thành tựu huy hoàng.

Quy mô thương mại hàng hoá đã tăng hơn 100 lần. Năm 2007, tổng kim ngạch thương mại xuất nhập khẩu Trung Quốc từ 20,6 tỉ USD năm 1978 tăng vọt đến 2173,7 tỉ USD.

30 năm qua, thương mại xuất nhập khẩu đã từ nhập siêu chuyển sang xuất siêu, khiến Trung Quốc từ một nước thiếu ngoại tệ vươn lên trở thành một nước dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới. Năm 2007 dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc từ chỉ có 167 triệu USD năm 1978 nhanh chóng mở rộng đến 1500 tỉ USD.

Sự tăng trưởng cao tốc trong thương mại xuất nhập khẩu đã không ngừng nâng cao ngôi thứ của Trung Quốc trong thương mại thế giới, thời kỳ đầu cải cách mở cửa xếp thứ 32, năm 2004-2007 đứng vững ở ngôi thứ 3.

Nhìn từ cơ cấu thị trường thương mại, Trung Quốc đã có hơn 220 đối tác thương mại, bố cục đa nguyên hoá thị trường thương mại từng bước hình thành. Sự hợp tác thương mại giữa Trung Quốc với ba nền kinh tế lớn là Mỹ, Liên minh châu Âu và Nhật phát triển sôi nổi, sự mở rộng đối với thị trường mới phát triển như ASEAN, Nga, Ấn Độ v.v đã giành được tiến triển khá nhanh, trao đổi với các đối tác thương mại khác phát triển khá nhanh.

Sử dụng vốn nước ngoài phát triển nhanh chóng.

Tích cực sử dụng hữu hiệu vốn nước ngoài là một phần quan trọng của quốc sách cơ bản cải cách mở cửa của Trung Quốc, cũng là một trong những nội dung cốt lõi cải cách mở cửa.

Báo cáo của Cục Thống kê nhà nước Trung Quốc chỉ rõ, trước năm 1992, Trung Quốc sử dụng vốn nước ngoài chủ yếu là vay tiền đối ngoại nhất là vay tiền chính phủ, đầu tư trực tiếp vốn nước ngoài luôn chiếm phần nhỏ. Sau năm 1992, đầu tư trực tiếp vốn nước ngoài từng bước trở thành hình thức chủ yếu nhất sử dụng vốn nước ngoài của Trung Quốc.

Nhìn từ tình hình đầu tư trực tiếp vốn nước ngoài, năm 1983 Trung Quốc thu hút vốn đầu tư nước ngoài là 916 triệu USD, năm 2007 đã lên tới 74,8 tỉ USD, 24 năm đã tăng trưởng 81 lần.

Ngoài ra, trọng điểm đầu tư vốn nước ngoài từ ngành chế tạo thông thường phát triển đến ngành công nghệ cao, ngành cơ sở, xây dựng cơ sở hạ tầng. Các ngành dịch vụ thương mại, ngoại thương, viễn thông, tài chính, bảo hiểm, địa ốc v.v trở thành điểm nóng đầu tư vòng mới.

Chiến lược "đi ra nước ngoài" bước đầu có hiệu quả.

Báo cáo của Cục Thống kê nhà nước chỉ rõ, hợp tác kinh tế đối ngoại bắt đầu từ cuối thập niên 70 thế kỷ trước, là điều mới mẻ do cải cách mở cửa mang lại, qua không ngừng cố gắng, nhanh chóng phát triển trở thành một phần quan trọng kinh tế đối ngoại của Trung Quốc.

Kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới đến nay, hợp tác kinh tế đối ngoại Trung Quốc đã bước lên con đường cao tốc phát triển tốt đẹp. Năm 2002-2007, hợp tác kinh tế đối ngoại cả thảy đã ký số hợp đồng, kim ngạch theo lượng hợp đồng và thực hiện doanh thu, lần lượt là 1,9 lần, 2 lần và 1,8 lần tổng số dự án tương ứng từ năm 1976-2001.

Báo cáo của Cục Thống kê Nhà nước chỉ rõ, đầu tư trực tiếp đối ngoại của doanh nghiệp Trung Quốc bắt đầu từ thời kỳ đầu cải cách mở cửa năm 1979. Lúc đó được sự phê chuẩn của nhà nước, chỉ có một số ít doanh nghiệp nhà nước chủ yếu là Công ty thương mại đi ra nước ngoài, mở cơ quan đại diện hoặc mở doanh nghiệp.

Năm 2002 đầu tư trực tiếp đối ngoại của Trung Quốc chỉ có 2,7 tỉ USD,đến năm 2007 đã lên tới 26,5 tỉ USD. Tính đến cuối năm 2007, hơn 7 nghìn chủ thể đầu tư trong nước đã mở hơn 10 nghìn doanh nghiệp đầu tư trực tiếp ở nước ngoài.

Hợp tác kinh tế thương mại đa phương và song phương có thành tựu khiến mọi người chú ý.

Báo cáo của Cục Thống kê Nhà nước chỉ rõ, khu vực mậu dịch tự do đã trở thành hình thức mới, khởi điểm mới mở cửa đối ngoại của Trung Quốc, cũng như mặt bằng mới thực hiện cùng có lợi cùng thắng với các nước khác. Từ năm 2000 Trung Quốc bắt đầu xây dựng khu vực mậu dịch tự do, tính đến tháng 10 năm 2007, đã xây dựng 12 khu vực mậu dịch tự do với 29 nước và khu vực châu Á, châu Đại Dương, Mỹ La Tinh, châu Âu và châu Phi, xuất khẩu đối với khu vực này đã chiếm trên 1/4 tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc.

Ngoài ra, Trung Quốc còn xây dựng cơ chế đối thoại kinh tế chiến lược đa phương và song phương. Ngày 20 tháng 9 năm 2006, cơ chế đối thoại kinh tế chiến lược Trung Quốc Mỹ chính thức khởi động, đến nay đã tổ chức ba lần đối thoại. Bên cạnh đó, Trung Quốc lần lượt xây dựng cơ chế đối thoại kinh tế tương ứng với Nhật, Liên minh châu Âu, ASEAN v.v .