Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Cầu vồng Paralympic: Bác sĩ xoa bóp khiếm nhiệt tình phục vụ tại làng Paralympic
   2008-09-08 17:30:25    cri
Vậy là Paralympic Bắc Kinh thắng lợi khai mạc. Hơn 4000 vận động viên khuyết tật và hơn 2500 huấn luyện viên, trọng tài đến từ 148 nước và vùng lãnh thổ , cùng hơn 4000 phóng viên, nhân viên kỹ thuật đã xum họp tại Bắc Kinh, để đảm bảo cho Pralympic diễn ra suôn sẻ, có 44 nghìn người tình nguyện của Thành phố Bắc Kinh đang bận rộn khẩn trương tham gia các công việc phục vụ cho Đại hội. Trong số đội quân tình nguyện này có một cộng đồng rất đặc biệt, họ là những bác sĩ xoa bóp khiếm thị. Sau đây Ngọc Ánh xin giới thiệu với các bạn đôi nét về họ.

Tại trạm xá tổng hợp trong làng Paralympic, có khoảng 60 bác sĩ làm dịch vụ xoa bóp cho các vận động viên, quan chức, phóng viên cũng như bạn bè nước ngoài, trong số họ có 10 bác sĩ xoa bóp là người khiến thị. Lư Tân, Trần Huệ Anh và Vương Diễm Cúc là ba trong số 10 bác sĩ đó. Bác sĩ Lư Tân cho Phóng viên biết:

Xoa bóp Trung y chính là một nghề lương y truyền thống của Trung Quốc, mang đậm đặc sắc Trung Quốc. Trung Y rất thần kỳ, không có tác dụng phụ, qua kích thích bằng cách bấm huyệt, có thể làm dịu áp lực trong cơ thể con người. Là bác sĩ xoa bóp khiếm thị, được làm Người tình nguyện cho Paralympic là việc rất vẻ vang, nhân dịp này có thể tuyên truyền cho thế giới về Trung y và Xoa bóp Trung y Trung Quốc, đây là việc hết sức vinh hạnh.

Lư Tân năm nay 26 tuổi, anh đến từ thành phố Vũ Hán đã có 6 năm tuổi nghề kinh nghiệm về xoa bóp. Năm 19 tuổi, khi anh vừa học năm thứ nhất đại học, do gen của tuổi dậy thì biến dị dẫn đến bị đục tinh thể nhân mắt, từ đó cuộc sống của anh phải đương đầu với nhiều thay đổi. Trong đại học, anh vốn học chuyên ngành tây y, đành phải chuyển sang học chuyên ngành xoa bóp khiếm thị. Cách đây 6 năm, Lư Tân đã đến Bắc Kinh, rồi làm bác sĩ xoa bóp cho đến nay. Thị lực bị giảm, nhưng không vì thế mà nhân sinh của Lư Tân phải sống trong bóng tối:

Tôi cảm thấy, cuộc đời của con người, điều quan trọng là thái độ sống nên như thế nào. Con người sống trên đời thực ra là sống trong một thứ tâm trạng. Mặc dù đôi mắt tôi không sáng, thế nhưng làm người thì phải kiên gan đối mặt với mọi vấn đề, ví dụ như, những việc gì mình có thể làm được thì nên tận khả năng tự mình làm nấy, tất nhiên là nếu như không còn cách nào khác thì cũng sẽ có người rất sẵn sàng đến giúp đỡ thôi, chúng tôi đã cảm nhận được tình cảm ấm áp đến từ xã hội, cũng có trái tim cảm tạ trước xã hội. Người khiếm thị, tuy là cộng đồng yếu kém trong xã hội, song, tự đáy lòng chúng tôi không thể tồn tại cảm giác là người yếu kém. Nếu như có cảm giác như vậy, thì không thể đối mặt với cuộc sống một cách ung dung được.

1 2