Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Cội nguồn Pa-ra-lim-pích
   2008-09-02 15:44:24    cri

Thế Vận hội dành cho người khuyết tật hay gọi là Paralympic bốn năm tổ chức một lần, lần đầu tiên tổ chức tại Rô ma I-ta-li-a năm 1960, cho đến Paralympic A ten năm 2004 đã được tổ chức 12 kỳ. Nguồn gốc của Pralympic phải kể từ sau đại chiến thế giới lần thứ hai tại châu Âu. Để tiến hành điều trị cho các binh sĩ bị thương phần tuỷ xương trong chiến tranh gây nên bệnh bại liệt co thể nhanh chóng hồi phục sức khỏe, trong thời gian diễn ra thế vận hội mùa hè Luân Đôn lần thứ 14 năm 1948, bác sĩ khoa ngoại thần kinh Guttmann Anh và một số nhân sĩ nổi tiếng nhiệt tâm với sự nghiệp người khuyết tật lúc bấy giờ đã tổ chức Đại hội thể thao dành cho người ngồi xe lăn, gọi là Đại hội thể thao Stoke Mandeville. Bốn năm sau đó, tại Anh đã thành lập Hội Liên hiệp thể thao Stoke Mandeville, và trong năm đó đã tổ chức Đại hội thể thao dành cho Người Khuyết tật Quốc tế đầu tiên, đây chính là tiền thân của Pralympic.

Từ đó, Đại hội thể thao Stoke Mandeville Quốc tế mỗi năm tổ chức một lần. Năm 1960, sau khi bế mạc Olympic mùa hè Rô Ma lần thứ 17, hơn 400 vận động viên người khuyết tật đến từ 23 nước đã tham gia Đại hội thể thao Stoke Mandeville quốc tế lần thứ 9 Rô ma, về sau Uỷ ban Olympic Quốc tế công nhận đây là kỳ Pralimpic đầu tiên, và cũng kể từ năm 1960, Pralympic cứ bốn năm tổ chức một lần, rồi kể từ sau Đại hội thể thao Olympic mùa hè Hàn Quốc năm 1988 đã hình thành thông lệ Olympic mùa hè và Pralympic lần lượt tổ chức tại cùng một thành phố.

Kể từ Đại hội thể thao Pralympic mùa hè năm 1960 chỉ có hơn 400 vận động viên khuyết tật của 23 nước tham gia, cho đến pralympic A ten năm 2004 có 3806 vận động viên đến từ 136 nước tham gia, và tại Đại hội Pralympic mùa hè Bắc Kinh sắp khai mạc số vận động viên thuộc số nước và vùng lãnh thổ sẽ nhiều hơn các kỳ Pralympic trước đây, quy mô cũng như sự ảnh hưởng của nó đang không ngừng mở rộng, đây không những đánh dấu sự phát triển của thời đại, và cũng thể hiện sứ tiến bộ văn minh của xã hội loài người.

Ai cũng biết linh vật của Olympic Bắc Kinh 2008 là năm bé Phúc đáng yêu tên là Bei Bei, Jing Jing, Hoan huan, Ying ying, có nghĩa là Bắc Kinh hoan nghênh bạn. Vậy Linh vật của Pralympic Bắc Kinh là gì? Sau đây xin giới thiệu các bạn tìm hiểu:

Linh vật của Prlimpic Bắc Kinh kỳ này là hình ảnh chú bò ngộ nghĩnh có tên gọi là Bê Phúc Le Le. Bê Phúc Le Le có đặc điểm sau đây:

1- Giải thích một cách đầy đủ về ý tưởng của Thế vận hội người khuyết tật Bắc Kinh và tinh thần Olympic. Bò là loài động vật thật thà chăm chỉ, gan dạ không bao giờ chịu thua, chịu thất bại. Hình tượng tốt đẹp của bò mang nội hàm tinh thần tự cường và ngoan cường phấn đấu của các vận động viên người khuyết tật, lại rất hợp với phẩm chất phấn đấu vươn lên cũng như khái niệm "vượt lên chính mình, hòa nhập, chia sẻ" Pralympic Bắc Kinh.

Bò có đức tính chất phác, lạc quan, cần cù , đã thể hiện thái độ sống tích cực. Phong trào Olympic đề xướng thứ triết học sống tích cực vươn lên, Đại hội thể thao Pralimpic lại càng đề xướng những người khuyết tật cũng như người lành mạnh vậy, đều được hưởng quyền lợi thi đấu trên sân nhà thi đấu, và đưa thứ tinh thần này vào trong sinh hoạt, làm người hùng trong cuộc sống, góp thêm sức lực vào cho sự tiến bộ của xã hội.

2- Bò thể hiện con người và thiên nhiên chung sống hài hòa với nhau, phản ánh khái niệm Olympic xanh, Olympic nhân văn của thế vận hội Bắc Kinh.

Bò là một trong loài động vật gần gũi với loài người nhất, nó thân thiện, trung hậu có sức gắn bó. Trong dòng văn minh của thế giới, chăn nuôi, đồng quê là thứ mà loài người hướng vọng và ca ngợi đối với sự hài hoà của cuộc sống, hình ảnh của bò thường xuyên xuất hiện trong văn học nghệ thuật mô tả cuộc sống êm đềm của hương đồng gió nội. Ngoài ra trong nền văn hóa truyền thống Trung Quốc, bò còn mang ngụ ý cầu mong cho mưa thuận gió hòa, ngũ cốc được mùa và bình an tốt lành.

Bò còn mang đậm phong cách dân tộc và đặc sắc văn hóa của người Trung Quốc, trên thế giới có chung nhận xét rộng rãi đối với hình ảnh của bò, cho nên Pralympic Bắc Kinh lần này đã chọn hình ảnh của bò làm linh vật và đặt cho nó cái tên rất hay là Bê Phúc Le Le.