Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Bên lề Ô-lim-pích Bắc Kinh
   2008-08-20 15:28:19    cri

Nghe Online

Ở Sân bay Thủ đô Bắc Kinh. Nếu bình chọn "ngôi sao" được các cơ quan truyền thông Việt Nam theo dõi nhất tại Ô-lim-pích Bắc Kinh lần này thì theo Mẫn Linh không phải là các ngôi sao thể thao, mà là cô sinh viên này:

"Em ngại quá chị ạ, suốt ngày phỏng vấn hỏi em tại sao chọn làm tình nguyện viên, học ngành gì, hỏi đi hỏi lại vài câu này, em ngượng quá chị ạ."

Cô sinh viên vừa tâm sự trên đây là Thuý Linh, là tình nguyện viên Ô-lim-pích Bắc Kinh phục vụ tại sân bay, lưu học sinh Việt Nam của Trường Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh. Từ khi bắt đầu phục vụ tình nguyện trên cương vị mình, bạn đã trả lời phỏng vấn của nhiều phóng viên Việt Nam, nào là phóng viên của Đài Tiếng nói Việt Nam, nào là phóng viên của Báo thể thao Việt Nam 24 giờ v.v, bởi vì trong những tình nguyện viên Ô-lim-pích phục vụ tại sân bay chỉ có bạn Thuý Linh là đến từ Việt Nam, dĩ nhiên, khi các phóng viên Việt Nam đến sân bay chờ đón Đoàn thể thao Việt Nam đến hoặc tiễn đưa đoàn về nước, Thuý Linh đều trở thành đối tượng phỏng vấn của họ, cho nên, khi Mẫn Linh chìa mi-crô ra, bạn liền thổ lộ "nỗ́i khổ" của mình với Mẫn Linh. Mặc dù vậy, Thuý Linh vẫn tận khả năng thỏa mãn "yêu cầu" của các phóng viên. Thuý Linh nói, trong những ngày phục vụ tình nguyện ở sân bay, giúp đỡ được những hành khách đến từ nước mình là điều khiến bạn lấy làm vui mừng nhất.

"Em cảm thấy rất khó quen là đón được hai bác, có bốn người Việt Nam, hai bác đến từ thành phố Hải Phòng. Hai bác sang đây du lịch nhưng lại đều không biết tiếng gì. Tình cờ em gặp được hai bác và giúp đỡ các bác tìm khách sạn và dẫn các bác đi chơi được vài buổi."

Trong các thành viên của Đoàn thể thao Việt Nam tham gia Ô-lim-pích Bắc Kinh lần này, có nhiều người nói rất sõi tiếng Trung, chẳng hạn như lực sĩ Hoàng Anh Tuấn, Trưởng Đoàn, Phó Đoàn v.v, nhất là Trưởng Đoàn thể thao Việt Nam Hoàng Vĩnh Giang, ông nói rất giỏi tiếng Trung. Không tin? Bạn hãy nghe đoạn băng ghi âm dưới đây, khi Mẫn Linh phỏng vấn ông bằng tiếng Việt, sự trả lời của ông thường pha lẫn nhiều từ tiếng Trung.

Tiếng Trung của ông Hoàng Vĩnh Giang rất giỏi, ngay cả khi Mẫn Linh xin ông giới thiệu tình hình trong Làng Ô-lim-pích với các bạn thính giả Việt Nam, ông không biết nên trả lời bằng tiếng Việt hay tiếng Trung:

"Nói tiếng Việt hay tiếng Trung?"

Phòng họp báo của Ô-lim-pích Bắc Kinh đều cung cấp nước uống miễn phí cho các phóng viên trong và ngoài nước, nhưng phóng viên Đài chúng tôi lại phát hiện, mỗi chai nước đều dán nhãn, trên có ghi một chữ số, xem lướt qua, các chữ số này không có quy luật gì cả, tại sao vậy? Hỏi các tình nguyện viên tại hiện trường mới biết, các chữ số này quả thật không có quy luật gì, đánh dấu chỉ để cho mọi người dễ nhận ra chai nước của mình mà không gây lên sự lãng phí không cần thiết. Vì vậy phóng viên mới vỡ lẽ, đánh dấu như vậy là để tiết kiệm nước.

Kình ngư Nhật Bản Ki-ta-di-ma Cô-xu-kê đã bảo vệ thành công danh hiệu vô địch của mình trong nội dụng bơi ếch 100 mét và 200 mét nam tại Ô-lim-pích Bắc Kinh, trở thành vận động viên bơi lội thành công nhất châu Á. Kết thúc thi đấu, anh phải trả lời các câu hỏi tương tự của phóng viên đến từ các nước khác nhau như "Anh có vui lòng được gọi là 'Phen của Nhật Bản' không?", thật sự làm khổ Ki-ta-di-ma, tại sao phải trở thành người khác? Vì với thành tích của Ki-ta-di-ma ngày nay, anh không kém gì Phen. Mặc dù vậy, Ki-ta-di-ma vẫn trả lời câu hỏi của phóng viên một cách lễ phép: "Phen không thể tham gia nội dung thi đấu của tôi, tôi cũng không thể tham gia nội dung thi đấu của anh, chúng tôi đều nỗ lực trong nội dung thi đấu của mình." Nhưng có thể Ki-ta-di-ma không hề biết rằng, các phóng viên Nhật Bản đã đặt một danh hiệu mới cho anh, đó là "Thần ếch châu Á".