Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Phong tục tín ngưỡng Tây Tạng: Đống Ma-ni và chạm khắc đá Ma-ni
   2008-07-02 17:12:51    cri
Đống Ma-ni phần lớn là được xếp bằng những viên đá màu trắng, thường là hình vuông hay hình tròn tại các nơi như đỉnh núi, ngã ba đường, bến đò, bên hồ nước hoặc chùa chiền, dùng để cầu phúc. Đống Ma-ni ban đầu có thể là không lớn, nhưng theo thói quen truyền thống của người dân cao nguyên, mọi người khi đi qua đống Ma-ni đều sẽ niệm phật, cầu mong trời ban phước và thần linh bảo hộ, đẩy lùi tai hoạ, có được hạnh phúc, đi một vòng quanh đống Ma-ni và thêm vào đó một viên đá. Cứ như vậy, trải qua bao năm tháng, mọi người qua lại không ngừng xếp thêm đá, làm cho đống Ma-ni ngày càng lớn dần.

Sau khi Phật giáo truyền vào Tây Tạng, đống Ma-ni lại được phát triển hơn nữa, mọi người đã chạm khắc kinh Phật hoặc chân dung Phật lên những viên đá trắng vốn đã được coi là có linh khí thần linh, làm cho những viên đá trắng này càng thêm linh thiêng, trở thành đá Ma-ni. Đá Ma-ni có lớn có nhỏ, hình dạng khác nhau, viên nhỏ có thể để vào lòng bàn tay. Nội dung được chạm khắc trên đá Ma-ni thường là có liên quan với Phật giáo Tạng. Có kinh Phật, chân dung Phật, thần tượng...một số là những lời chúc tốt lành, cũng có hình động vật hoặc qủi quái, nội dung vô cùng phong phú.

Những người chạm khắc đá Ma-ni có mặt khắp mọi nơi ở Tây Tạng, họ mỗi khi chạm khắc một viên đá Ma-ni đều sẽ cầu nguyện với thần linh một cách rất thành tâm.

Mọi người không những đặt đá Ma-ni ở những nơi mà mình thường quay kinh hoặc qua lại, mà có một số người còn coi đá Ma-ni là vật thánh đưa về nhà cung phụng hoặc mang đến thánh địa xa xôi khi đi hành hương. Đá Ma-ni còn được coi là thần bảo hộ của mọi người, được gắn vào tường hoặc treo trong nhà, thậm chí có nơi còn xây dựng điện đường để thờ đá Ma-ni.