Năm 1957, dưới sự làm ngơ của Ga-xa, cũng tức là cơ quan thống trị của chính quyền địa phương Tây Tạng, các phần tử bạo loạn đứng đầu là Ơ-ru-sang đã thành lập một tổ chức bạo loạn tại La-xa, chúng cùng với sư sãi của một số chùa chiền và đại diện của quân đội Tây Tạng bàn thảo và sắp đặt một cuộc bạo loạn qui mô. Dưới sự nhắc nhở và khuyên ngăn của Trung ương, tháng 11-1958 Đạt-lai Lạt-ma triệu tập cuộc họp người phụ trách của Ga-xa, ba chùa lớn và quân đội Tây Tạng, yêu cầu toàn thể quan chức áp dụng thái độ tích cực trong việc dập tắt bạo loạn, nghiêm chỉnh gánh vác trách nhiệm. Thế nhưng, các quan chức Ga-xa trên danh nghĩa đã thảo luận làm thế nào để dập tắt bạo loạn nhưng trong thực tế lại bàn việc ủng hộ và mở rộng bạo loạn. Thế lực chống Trung Quốc nước ngoài cũng đã cung cấp vũ khí, đạn dược thông qua thả dù để hỗ trợ nhóm vũ trang bạo loạn. Khu vực La-xa hội tụ ngày càng nhiều các phần tử vũ trang bạo loạn.
Tháng 2-1959, Đạt-lai Lạt-ma đề xuất với Đặng Thiếu Đông, Phó Tư lệnh Quân khu Tây Tạng lúc đó rằng, muốn xem biểu diễn của Đoàn Văn công Quân khu. Buổi biểu diễn được xác định vào ngày 10-3. Thế nhưng, trong thời gian diễn ra Pháp hội, các phần tử bạo loạn tung tin kích động gây chia rẽ giữa người Hán và người Tạng, dải truyền đơn và hô hào "độc lập cho Tây Tạng". Rất nhiều quan chức phản động trong Ga-xa đã lợi dụng vụ việc Đạt-lai xem biểu diễn, ráo riết tiến hành hoạt động bạo loạn vũ trang và buộc Đạt-lai Lạt-ma phải rời khỏi Tây Tạng.
Tối ngày 9-3-1959, Thị trưởng thành phố La-xa lúc đó căn cứ theo chỉ thị của Ga-xa, tung tin đồn về người Hán muốn giết hại Đạt-lai Lạt-ma trong khi xem biểu diễn, kích động người dân La-xa xuống đường nêu yêu sách, thỉnh cầu Đạt-lai Lạt-ma không tới Quân khu xem biểu diễn. Sáng ngày 10, hơn 2000 người dân La-xa bị kích động và hàng trăm phần tử bạo loạn đã tụ tập về Nô-bu Linh-ca ở ngoại ô phía tây La-xa, ngăn cản Đạt-lai Lạt-ma làm việc tại đây đi xem biểu diễn.
Chiều ngày 10, các phần tử bạo loạn và nhiều quan chức phản động Ga-xa nhóm họp và quyết định tách ra khỏi Trung ương, công khai tiến hành "Phong trào độc lập cho Tây Tạng" của chúng. Chúng dán bố cáo tại La-xa, nói rằng Tây Tạng là "Nhà nước độc lập", và cử đại diện đến Tổng Lãnh sự quán Ấn-độ tại La-xa, thông báo chúng chính thức bắt đầu "Phong trào giành độc lập", yêu cầu Ấn-độ dành cho sự "bảo hộ". Các phần tử phản động Tây Tạng ở Ca-lim-pông Ấn-độ cũng nhận được điện báo, phải tuyên bố với thế giới thông tin về cái gọi là thành lập "Nhà nước Tây Tạng độc lập".
Tối ngày 10, hàng nghìn tăng lữ có vũ trang đã đổ về La-xa, quân đội Tây Tạng gây bạo loạn được đặt trong tình trạng chiến tranh, các phần tử bạo loạn vũ trang phân tán ở vùng ngoại ô La-xa cũng kéo nhau vào thành phố La-xa. Ga-xa mở kho vũ khí phân phát súng đạn cho các phần tử bạo loạn. |