Năm 1951 sau khi Tây Tạng giải phóng hoà bình, một số thế lực thượng tầng Tây Tạng luôn phản đối Hiệp nghị Giải phóng hoà bình Tây Tạng, ngấm ngầm ủng hộ một số kẻ gây rắc rối, đổ ra đường phố hô các khẩu hiệu "Tây Tạng độc lập" v.v.
Theo tình hình cụ thể của Tây Tạng, Thủ lĩnh Tây Tạng Đạt-lai Lạt-ma, Pên-xê v.v và đông đảo dân chúng quyết định áp dụng biện pháp từ trên xuống dưới, thương thảo hoà bình tiến hành cải cách dân chủ. Nhưng, một số quan chức thượng tầng Tây Tạng phản đối cải cách lại ngấm ngầm sắp đặt nổi loạn vũ trang, hòng dùng vũ lực ngăn cản cải cách dân chủ, giữ gìn chế độ nông nô. Trong thời gian đó, có một số nhân sĩ phản động bỏ chạy sang Ấn Độ, chúng thành lập tổ chức chính trị, cử người sang nước khác tiếp nhận huấn luyện quân sự, chuẩn bị tổ chức cuộc nổi loạn vũ trang tại Tây Tạng. Tháng 4 năm 1956, Uỷ ban Trù bị khu tự trị Tây Tạng tổ chức đại hội thành lập tại La-sa, Đạt-lai Lạt-ma được bầu làm Chủ nhiệm Uỷ ban Trù bị, Pên-xê làm Phó chủ nhiệm thứ nhất. Nhưng Tây Tạng còn có một số thế lực địa phương đang tổ chức nổi loạn. Bọn phiến loạn quấy rối người dân, phá hoại cơ sở giao thông, phục kích đoàn xe quân giải phóng đóng tại Tây Tạng, bắn chết và bắn bị thương cán bộ và chiến sĩ quân giải phóng.
Năm 1956, nhận lời mời của chính phủ Ấn Độ, Đạt-lai Lạt-ma và Pên-xê đi Niu Đê-li Ấn Độ tham dự hoạt động kỷ niệm 2500 năm ngày niết bàn của Đức phật Thích Ca Mâu Ni. Đạt-lai Lạt-ma vừa đến Niu Đê-li đã bị những kẻ phản động Tây Tạng bỏ trốn sang Ấn Độ bao vây, anh trai của Đạt-lai cũng từ nước Mỹ đến Ấn Độ. Tư tưởng của Đạt-lai Lạt-ma đã xảy ra dao động dưới sự xúi bẩy của chúng.
Lúc đó, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai thăm Ấn Độ và Pa-ki-xtan nhiều lần gặp nói chuyện với Đạt-lai Lạt-ma, tái khẳng định chính sách của chính phủ Trung ương đối với Tây Tạng. Thủ tướng Chu Ân Lai nói với Đạt-lai Lạt-ma rằng: "Sở dĩ Đạt-lai Lạt-ma có danh vọng lớn như vậy, lại được mọi người tôn trọng, hoàn toàn là do nhân dân Tây Tạng trao cho Đạt-lai Lạt-ma, rời khỏi nhân dân sẽ mất hết tất cả." Thủ tướng Chu Ân Lai còn mở tiệc mời những người thân thuộc của Đạt-lai Lạt-ma, nói rõ quan hệ hợi hại với họ. Qua sự thuyết phục nhẫn nại của Thủ tướng Chu Ân Lai, Đạt-lai Lạt-ma cùng các quan chức tháp tùng của Đạt-lai Lạt-ma tháng 4 năm 1957 đã về đến La-sa. |