Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Bài 3: Cuộc thi tìm hiểu về Quảng Tây mang tên "Đẹp ở Quảng Tây -- Biên giới Quảng Tây Trung Quốc tươi đẹp và thần kỳ
   2008-05-27 17:45:21    cri

Nghe Online

Quý vị và các bạn thân mến: Hoan nghênh quý vị đón nghe bài thứ ba của cuộc thi "Đẹp ở Quảng Tây " với bài "Biên giới Quảng Tây Trung Quốc tươi đẹp và thần kỳ". Sau đây,Yến Hoa xin mời quý vị và các bạn cùng đi thăm vùng biên giới Trung-Việt để cảm nhận sức hấp dẫn của cảnh quan thiên nhiên và nhân văn ở đó.

Mở đầu chương trình, Yến Hoa xin nhắc nhở các bạn chăm chú theo dõi nội dung bài này để tìm ra đáp án cho câu hỏi: Nhạc khí dây gảy cổ xưa của dân tộc Choang là gì?

Quý vị thân mến: Xuất phát từ Nam Ninh-Thủ phủ Khu Tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây ngồi xe đi về phía Tây khoảng một tiếng rưỡi đồng hồ, bạn sẽ đến với huyện Ninh Minh thành phố Sùng Tả giáp giới với Việt Nam. Cảnh quan nổi tiếng nhất của huyện này là di tích bích họa thời cổ bên bờ sông Tả Giang, bích họa ở đây được vẽ trên vách đá cheo leo, kết quả khảo chứng cho biết đã có hơn 2000 năm lịch sử, là tác phẩm của ông cha dân tộc Choang.

Ngồi thuyền đi trên sông Tả Giang, các bạn có thể ngắm cảnh bích họa trên vách núi: Những bích họa mầu son lấy nhân vật là chính, cũng có động vật và một số ký hiệu hình học, hết sức hoành tráng, bích họa rộng nhất tới hơn 200 mét, cao khoảng 40 mét. Tất cả những nhân vật trên bích họa đều trong tư thế nhảy, hai tay giơ cao, bán ngồi xổm, gây cho người ta ấn tượng nguyên sơ và thần bí. Theo giải thích của chuyên gia được biết, trong những bích họa đó, nào là miêu tả về quang cảnh được mùa, nào nào miêu tả cảnh tế lễ. Vậy trong thời cổ xa xưa, ông cha của dân tộc Choang làm thế nào có thể sáng tác bích họa trên vách cao như vậy? Ông cha đã sử dụng mầu gì mà khiến bích họa trải qua mưa gió hàng nghìn năm mà không bị phai mầu? Tất cả những thắc mắc đó đang chờ đợi đáp án nghiên cứu hơn nữa của các chuyên gia khảo cổ.

Khi ngắm cảnh trên sông Tả Giang bạn sẽ nghe thấy tiếng hát của các cô gái dân tộc Choang địa phương. Các cô gái có giọng hát ngân vang thánh thót, tay nâng nhạc cụ Thiên Cầm có nghĩa là Đàn Trời, đó là loại nhạc khí dây gảy cổ xưa đặc sắc của dân tộc Choang, đến nay đã có hơn hàng nghìn năm lịch sử. Ngày xưa qua hình thức hát nói với nhạc đệm của Thiên Cầm, các thầy mo áp dụng phép phù thủy để xua ma cầu phúc cho mọi người. Ngày nay, Thiên Cầm đã trở thành loại nhạc cụ đệm cho dân ca dân tộc Choang. Bây giờ xin mời các bạn thưởng thức khúc hát "Quảng Tây tươi đẹp" được đệm nhạc Thiên Cầm .

Từ huyện Ninh Minh ngồi xe đi tiếp về phía Tây khoảng một tiếng đồng hồ thì bạn sẽ đến Bằng Tường, một thành phố nhỏ ở biên giới. Hữu Nghị Quan trên đường biên giới Trung-Việt là cảnh quan du lịch quan trọng của Bằng Tường. Tại Trung Quốc cả thảy có chín cửa khẩu lớn, ví dụ như Sơn Hải Quan tỉnh Hà Bắc, Gia Dụ Quan tỉnh Cam Túc, Cư Dung Quan ở ngoại thành Bắc Kinh v.v. Nhưng chỉ có Hữu Nghị Quan vẫn tiếp tục sử dụng cho đến nay, là con đường quan trọng cho sự giao lưu giữa người dân biên giới hai nước Trung-Việt.

1 2