Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  "Bách khoa Tây Tạng" Địa hình địa mạo Tây Tạng
   2008-05-14 17:52:53    cri
Tây Tạng nằm ở cao nguyên Thanh Tạng, độ cao tuyệt đối trung bình trên 4 nghìn mét, gồm một số dãy núi lớn, mặt cao nguyên, hẻm núi rộng và hồ nước, lòng chảo, địa hình địa mạo đa dạng.

Một loạt dãy núi lớn phân bố ngang dọc, tạo thành khung cơ bản cao nguyên Thanh Tạng. Dãy núi Hi-ma-lay-a cao nhất trên thế giới nằm ở phía nam cao nguyên Tây Tạng, dài 2400 km, rộng khoảng 200 đến 300 km, độ cao tuyệt đối trung bình của thế núi là trên 6 nghìn mét. Ngọn núi Chô-mô-lung-ma cao nhất thế giới, có độ cao tuyệt đối là 8843,44 mét nằm ở đoạn giữa của dãy núi Hi-ma-lay-a. Ngoài ra, nơi đây còn có dãy núi Ka-la-kun-lun –Tang-gu-la, dãy Hoành Đoạn v.v. Giữa các dãy núi lớn phân bố nhiều đồi núi thấp và hồ nước, lòng chảo, thung lũng rộng.

Diện tích đồng bằng của Tây Tạng khá ít, nhưng đóng vai trò rất quan trọng đối với việc phát triển kinh tế Tây Tạng. Đồng bằng Tây Tạng chia làm đồng bằng lũng sông và đồng bằng bờ hồ. Những nơi này tưới tiêu tiện lợi, đất trồng tập trung, dân số đông đúc, là khu nông nghiệp chính của Tây Tạng.

Tây Tạng là một trong những vùng nhiều hẻm núi nhất trên thế giới. Những hẻm núi này chủ yếu phân bố tại miền Đông và miền Nam cao nguyên Thanh Tạng, trong đó nổi tiếng nhất là hẻm núi nơi rẽ của con sông Ya-lu-zang-bu và hẻm núi ba con sông miền Đông Tây Tạng (sông Nộ, sông Lan Thương, sông Kim Sa) ./.