Khu tự trị Tây Tạng rộng 1,22 triệu ki-lô-mét vuông, tài nguyên thiên nhiên hết sức dồi dào.
Tây Tạng là một trong những tỉnh và Khu tự trị với tài nguyên rừng nhiều nhất, diện tích rừng nguyên sinh rộng nhất Trung Quốc hiện nay, diện tích rừng của toàn Khu tự trị đạt 7,17 triệu ha, trong đó thảm rừng lá nhọn như cây Vân Sam, cây Linh Sam và cây Độc Cần được phân bố rộng rãi nhất tại Tây Tạng, chiếm gần một nửa tổng diện tích rừng của Tây Tạng. Ngoài ra, Tây Tạng là một trong 5 vùng chăn nuôi lớn của Trung Quốc, đồng cỏ các loại rộng hơn 82 triệu ha.
Tài nguyên khoáng sản của Tây Tạng hết sức phong phú, hiện nay đã phát hiện hơn 100 loại quặng, trong đó kim loại Crom có trữ lượng dồi dào nhất. Bên cạnh đó, Tây Tạng cũng có tài nguyên nước, tài nguyên địa nhiệt và năng lượng mặt trời dồi dào. Tây Tạng là vùng đất mà địa nhiệt hoạt động sôi nổi nhất Trung Quốc, mỏ địa nhiệt Dương Bát Tỉnh nổi tiếng hiện nay đã được phát triển thành nhà máy nhiệt điện và cảnh quan du lịch quan trọng. Tây Tạng còn là một trong những khu vực năng lượng mặt trời dồi dào nhất Thế giới, thời gian có ánh nắng mặt trời của phần lớn khu vực lên tới khoảng 9 tiếng đồng hồ /ngày.
Tài nguyên sinh vật cao nguyên đặc sắc của Tây Tạng là nguồn của cải quý báu, nơi đây là vương quốc của động thực vật hoang dã, trong đó có 125 loại động vật quý hiếm được đưa vào danh sách bảo tồn trọng điểm cấp Quốc gia, 45 loại động vật trong đó có Lừa và Tê Giác hoang dã là động vật quý hiếm chỉ riêng Trung Quốc mới có.
|