Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Dai-bung: một trong ba ngôi chùa lớn ở Tây Tạng
   2008-04-30 15:20:42    cri

Chùa Dai-bung là một trong ba ngôi chùa lớn ở La-sa thuộc giáo phái Ghê-lu Phật giáo Tạng Trung Quốc, cũng là ngôi chùa lớn nhất của giáo phái này và của Tây Tạng. Chùa Dai-bung trong tiếng Tạng có nghĩa là "đống gạo" hoặc "tích trữ gạo". Chùa này nằm trên diện tích hơn 200 nghìn mét vuông cách thành phố La-sa Tây Tạng khoảng 5 km về phía tây, được xây dựng vào năm 1416 sau công nguyên, đến nay đã có hơn 580 năm lịch sử.

Chùa Dai-bung là do đệ tử của Xông-kha-pa, người sáng lập giáo phái Ghê-lu Phật giáo Tạng Da-xi Ben-đan huy động vốn xây dựng, chủ yếu gồm Đại điện Cô-xin, 4 Da-sang và cung điện Gan-đan hợp thành, Đại điện Cô-xin là trung tâm của Chùa Dai-bung, chiếm diện tích gần 4500 mét vuông. Đông đảo các tăng lữ nổi tiếng của Tây Tạng đều từng học kinh tại đây, thời kỳ hưng thịnh nhất có tới gần 10 nghìn tăng lữ. Chùa Dai-bung là ngôi chùa mẹ của các đời Đạt-lai Lạt-ma, Đạt-lai các đời từ thứ 2 đến thứ 5 đều toạ sàng tại đây, sau đó Đạt-lai 5 đã nắm quyền hành chính trị và tôn giáo địa phương Tây Tạng tại đây, chùa Dai-bung từng một dạo trở thành trung tâm quyền lực chính trị của khu vực Tây Tạng, sau đó Đạt-lai 5 đã chuyển đến cung Pu-ta-la điều hành công việc.

Chùa Dai-bung lưu trữ rất nhiều cổ vật và sách cổ như tượng phật, bích họa, kinh phật...trong đó có tới mấy trăm cuốn kinh điển Phật giáo chép tay của Xông-kha-pa và các đệ tử, có giá trị cực kỳ quan trọng cho việc nghiên cứu lịch sử, tôn giáo, nghệ thuật...của Tây Tạng. Chùa Dai-bung có rất nhiều hoạt động tôn giáo, trong đó nổi tiếng nhất là "Lễ Xuê-đôn" vào ngày 31-6 theo lịch Tạng.

Được biết, Chính phủ Trung Quốc từng nhiều lần cấp kinh phí tiến hành trùng tu đối với Chùa Dai-bung. Năm 1982 Chùa Dai-bung được đưa vào danh sách đơn vị bảo tồn văn vật trọng điểm của Trung Quốc.