Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Lịch sử của giáo phái Ghê-lu, giáo phái chủ yếu trong Phật giáo Tạng
   2008-04-25 18:39:18    CRIonline
Đạt-lai Lạt-ma thuộc giáo phái Ghê-lu, muốn hiểu rõ ngọn ngành của Đạt-lai Lạt-ma trước hết phải tìm hiểu về giáo phái Ghê-lu cũng như vị thế của giáo phái này trong Phật giáo Tạng và trong nền chính trị của xã hội Tây Tạng.

Sông-kha-pa là người sáng lập ra giáo phái Ghê-lu. Cuối thế kỷ 14, đầu thế kỷ 15, Phật giáo Tạng nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Triều đình Trung ương và thế lực thống trị ở địa phương, phát triển mạnh mẽ và đã hợp nhất giữa chính trị với tôn giáo, sự giành giật giữa các giáo phái ngày càng quyết liệt. Trước tình hình này, Sông-kha-pa ý thức được cần phải cải cách. Ông đề xướng các nguyên tắc trong đời sống của tăng lữ như "khổ tu", "kính trọng các điều cấm", "không lấy vợ, cấm rướu, cấm sát sinh" v.v. Ngoài ra, ông còn ấn định thể chế tổ chức của các chùa chiền, trình tự học kinh của tăng lữ...Sông-kha-pa từ đó đã sáng lập lên giáo phái Ghê-lu, một giáo phái mới dung hợp các giáo phái. Cuộc cải cách này nhận được sự tán thưởng và ủng hộ của giới thống trị và những tăng lữ chính trực, cải cách diễn ra suôn sẻ và thu được thành công rất lớn. Để phân biệt với các giáo phái cũ, Sông-kha-pa cùng các đệ tử đã đội mũ vàng, bởi vậy giáo phái Ghê-lu còn được gọi là Hoàng giáo.

Được sự tài trợ của giới thống trị, Sông-kha-pa đã xây chùa Gan-đen, đệ tử của ông lần lượt xây chùa Rơ-pung và chùa Xê-ra. Sau khi ba ngôi chùa này hoàn thành, các chùa chiền và tăng lữ ở các nơi đồng loạt đổi thành giáo phái Ghê-lu. Giáo phái này lại tiến hành phục hưng các chùa chiền cũ và xây dựng chùa chiền mới, rất nhiều chùa chiền thuộc giáo phái Ghê-lu bắt đầu xuất hiện, số tăng lữ trong các chùa chiền cũng tăng lên nhanh chóng, thế lực của giáo phái Ghê-lu lớn mạnh lên tại Tây Tạng.

Giáo phái Ghê-lu cũng áp dụng hệ thống truyền thế phật sống, muộn hơn 250 năm so với giáo phái Gơ-chi, tuy nhiên, giáo phái Ghê-lu đã tôn vinh được cơ chế truyền thế phật sống, từ đó về sau toàn bộ các chùa chiền lớn nhỏ của giáo phái Ghê-lu đều áp dụng cơ chế truyền thế phật sống. Đạt-lai và Pên-xê là hai hệ thống truyền thế phật sống lớn nhất của giáo phái Ghê-lu. Song song với việc này, giáo phái Gơ-chi và Ninh-ma cũng hình thành nhiều hệ thống truyền thế phật sống. Theo sử sách ghi lại, Đại phật sống của Phật giáo Tạng có hơn 160 người là do Chính phủ Trung ương Nhà Thanh tấn phong. Vua Càn Long Nhà Thanh từng đưa ra qui định rõ ràng liên quan cơ chế truyền thế Đại phật sống như Đạt-lai, Pên-xê, Gơ-ma-pa v.v trong Phật giáo Tạng, hình thành cơ chế tôn giáo cố định, tuân thủ từ đời này sang đời khác.