Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Sự hình thành và đặc điểm của 4 giáo phái lớn Phật giáo Tạng
   2008-04-23 18:56:08    CRIonline
Phật giáo ở khu vực Tây Tạng có rất nhiều giáo phái, nhìn chung là chia thành hai dòng lớn, một là dòng Ninh-ma, một dòng khác là Xa-ma. Trên cơ sở này đã hình thành 4 giáo phái lớn, đó là giáo phái Ninh-ma chủ yếu tuân thủ giáo lý Mật Tông cổ xưa và các giáo phái Xa-ga, Gơ-chi và Ghê-lu với đặc trưng tuân thủ giáo lý Mật Tông mới.

Ninh-ma là giáo phái cổ xửa nhất trong Phật giáo Tạng. Ninh-ma là giáo phái chính thức có hế thống giáo lý và chùa chiên được hình thành vào thế kỷ 11. Mãi đến thế kỷ 16, giáo phái Ninh-ma mới có sự phát triển rõ rệt và xuất hiện chùa chiền với qui mô tương đối lớn dưới sự nâng đỡ mạnh mẽ của tầng lớp thống trị ở Tây Tạng.

Giáo phái Gơ-chi hình thành vào thế kỷ 11. Giáo phái này coi trọng sự truyền lại của sư phụ trong khi kế thừa Mật Tông, chuyên tu hành ở vùng ngoại ô hoang dã. Nhiều tăng lữ cả đời không cắt tóc, cuộn tóc trên đầu và thường xuyên vào hang tu hành. Điều đáng nói là, Chùa Xam-đinh ở phía nam Hồ Yang-chô-yung là ngôi chùa thi hành truyền thế nữ phật sống duy nhất của giáo phái Gơ-chi ở khu vực Tây Tạng, giáo phái này trước tiên áp dụng cơ chế truyền thế phật sống ở Tây Tạng.

Giáo phái Xa-ga được hình thành vào năm 1073, do trên tường vây chùa chiền của giáo phái này có sơn ba màu Đỏ, Trắng và Đen biểu tượng cho Uyn-xu, Quan âm và Bồ tát, nên thường gọi là Hoa giáo. Vị thế của giáo phái này lên đến đỉnh cao vào đời Nhà Nguyên. Thế kỷ 13 sau công nguyên, Giáo chủ của giáo phá Xa-ga lúc đó đã đạt được thoả thuận với Hãn Quốc Mông Cổ về điều kiện Tây Tạng qui thuận tại tỉnh Cam Túc tây-bắc Trung Quốc ngày nay, đồng thời thông báo cho các tăng lữ và tín đồ của giáo phái ở Tây Tạng chấp hành. Năm 1271 Nhà Nguyên thành lập, từ đó Tây Tạng trực thuộc sự quản lý của Chính phủ Trung ương các điều đại Trung Quốc như Nhà Nguyên v.v. Sau này, giáo phái Xa-ga đã nắm mọi quyền hành về chính trị và tôn giáo ở Tây Tạng, bắt đầu thi hành ách thống trị chính trị và tôn giáo là một tại Tây Tạng.

Đầu thế kỷ 15, trước tình hình tăng lữ của các giáo phái Phật giáo theo đuổi quyền hành và của cải thế tục lúc đó, người sáng lập của giáo phái Ghê-lu Sông-kha-pa đã chủ trương các tăng lữ phải nghiêm khắc tuân thủ những điều cấm, tôn vinh khổ hành, suốt đời không cưới vợ, thoát ly khỏi công việc công áng, nhấn mạnh Hiển trước Mật sau, học tập một cách tuần tự như tiến về giáo lý. Dưới sự ủng hộ của đông đảo các lãnh chúa phong kiến, giáo phái Ghê-lu phát triển mạnh mẽ và cuối cùng trở thành giáo phái Phật giáo Tạng chiếm ưu thế tuyệt đối tại Tây Tạng. Để phân biệt với các giáo phái cũ, Sông-kha-pa và các đệ tự đã đội mũ vàng, bởi vậy giáo phái Ghê-lu còn gọi là Hoàng giáo. Giáo phái này cũng áp dụng hệ thống truyền thế phật sống. Đạt-lai và Pên-xê là hai hệ thống truyền thế phật sống lớn nhất trong giáo phái này.