Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Lai lịch của Phật giáo Tạng
   2008-04-21 19:07:09    cri
Vào khoảng thế kỷ thứ 7 công nguyên, Phật giáo từ nội địa Trung Quốc và Ấn Độ truyền vào Tây Tạng, từng trải qua giai đoạn hủy diệt và phục hưng, Phật giáo được tồn tại và phát triển tại Tây Tạng và tự hình thành một hệ thống riêng, trở thành Phật giáo Tạng mang đặc sắc riêng và nội hàm phong phú

Phật giáo Tạng lưu truyền tại khu vực tập trung sinh sống của dân tộc Tạng và một số vùng của khu tự trị Nội Mông Trung Quốc, đã hình thành nhiều giáo phái trong quá trình hình thành và phát triển, đến nay, chủ yếu có phái Ninh-ma, phái Gơ-yu, phái Sa-ga, phái Gê-lu.

Trong thời gian cầm quyền của vua Sông-tsan Gam-bô thế kỷ thứ 7 công nguyên, Tây Tạng được chính thức thống nhất. Vua Song-stan Gam-bô trước sau đã lấy công chúa Bri-ku-ti Đê-vi của Nê-pan và công chúa Văn Thành nhà Đường. Hai vị công chúa đều đến từ nước thịnh hành Phật giáo. Khi họ đến với Tây Tạng cũng mang theo hàng loạt kinh Phật và tượng Phật, từ đó Phật giáo cũng đến với Tây Tạng. Vua Song-tsan Gam-bô coi trọng và ủng hộ Phật giáo, biến Phật giáo thành luật pháp nhà nước và điều lệ chính trị, ra lệnh nhân dân phải tín ngưỡng Phật giáo. Dưới sự ủng hộ mạnh mẽ của nhà thống trị, Phật giáo đã dần dần truyền bá tại khu vực Tu-bô tức Tây Tạng hiện nay.

Trên lịch sử Tây Tạng từng xảy ra sự kiện cấm Phật giáo và hủy bỏ Phật giáo. Thế kỷ 11, 12 công nguyên, Phật giáo lại sôi động trở lại, đồng thời có ảnh hưởng ngày càng to lớn trong dân gian. Qua sự cố gắng chung của nhà sư Phật giáo, thế lực Phật giáo được khôi phục và dần dần củng cố và phát triển. Cùng với thế lực cát cứ phong kiến địa phương của Tây Tạng không ngừng lớn mạnh, Phật giáo Tây Tạng cũng lấy các thế lực địa phương làm trung tâm, dần dần hình thành giáo phái khác nhau, vì mục đích khác nhau họ cùng tập đoàn thống trị địa phương hợp tác chặt chẽ, dựa dẫm lẫn nhau, ủng hộ lẫn nhau. Phật giáo rút cuộc được đứng lên vị trí thống trị tại địa phương Tây Tạng, và trở thành tôn giáo giàu đặc sắc địa phương. Đây chính là Phật giáo Tạng.

Do nguyên nhân lịch sử xã hội, Phật giáo Tạng được đông đảo nhân dân dân tộc Tạng chân thành tín ngưỡng. Nhất là ở khu vực Tây Tạng Trung Quốc, Phật giáo không những đi sâu vào các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa vv, mà còn hòa nhập vào cuộc sống của nhân dân dân tộc Tạng.