Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Sự xuất hiện của các giáo phái và đặc điểm của nó
   2008-03-24 20:50:12    cri

Có 5 giáo phái có ảnh hường khá lớn .

Giáo phái Ninh-ma (Hồng giáo) hình thành vào thế kỷ thứ 11 , là một giáo phái hình thành sớm nhất trong phật giáo Tây Tạng . Do giáo phái này hấp thu và giữ lại rất nhiều bản sắc của đạo địa phương , coi trọng tìm tòi và khai thác những kinh điển được các tín đồ phật giáo cất giấu trong thời kỳ nhà vua Lang-đa-ma tiêu diệt phật giáo và cho rằng giáo phái của họ là phật giáo được truyền lại từ thế kỷ thứ 8 . Bởi vậy mới đặt tên cho giáo phái là Ninh-ma . Trong tiếng Tạng Ninh-ma có nghĩa là cổ và cũ . Hiện nay Hồng giáo không những vẫn đang được truyền bá tại khu vực Tây Tạng TQ mà còn được truyền tới các nơi như Ấn-độ , Bu-đan , Nê-pan , Bỉ , Hy Lạp , Pháp và Mỹ .

Giáo phái Gơ-đang được sáng lập vào năm 1056 . Trong tiếng Tây Tạng Gơ là chỉ phật ngữ , Đang là chỉ giảng dạy . Gơ-đang có nghĩa là dùng sự giáo huấn của phật để hướng dẫn cho người đời châp nhận những đạo lý của phật giáo .

Đến thế kỷ 15 giáo phái Gơ-lu nổi lên , tất cả các sư sãi và chùa chiền của giáo phái Gơ-đang đều chuyển thành giáo phái Gơ-lu , và từ đây giáo phái Gơ-đang biến mất trong xã hội Tây Tạng .

Giáo phái Xa-che (Hoa giáo) được sáng lập vào năm 1073 . Do chùa Xa-che , ngôi chùa chính của giáo phái này nằm trên vùng đất có màu tro bạc , nên mới gọi là Xa-che , vì trong tiếng Tạng Xa-chê là màu tro bạc . Do tường vây của các chùa chiền thuộc giáo phái này đều sơn thành ba màu đỏ , trắng và đen , nên mới gọi là Hoa giáo .

Giáo phái Gơ-truy (Bạch giáo) được sáng lập vào thế kỷ 11 , coi trọng học tập mật tông trong khi học mật tông phải thông qua việc truyền miệng, bởi vậy mới gọi là giáo phái Gơ-truy , vì trong tiếng Tạng Gơ-truy ý nói là truyền miệng . Do người sáng lập của giáo phái này là Ma-ở-ba và Mi-la-rư-ba khi tu hành đều mặc áo cà-sa trắng , nên giáo phái này còn được gọi là Bạch giáo .

Giáo phái Gơ-lu (Hoàng giáo) đước sáng lập vào năm 1409 , là được hình thành trong quá trình cải cách tôn giáo của nhà cải cách tôn giáo Chung-kha-ba nổi tiếng trong lịch sử phật giáo Tây Tạng thế kỷ 15 , và cũng là một giáo phái hình thành muộn nhất trong phật giáo Tạng . Chung-kha-ba sinh ra trong thời kỳ chuyển giao quyền lực giữa triều đại Pa-chu và triều đại Xa-che ở Tây Tạng , các sư sãi bậc trên không những tham gia trực tiếp vào cuộc tranh giành quyền lực chính trị và kinh tế , mà còn có cuộc sống ngày càng hủ bại và dần dần mất lòng tin trong nhân dân . Trước tình hình này , Chung-kha-ba đi giảng kinh ở khắp nơi và viết sách với lời hiệu triệu coi trọng các điều cấm của phật giáo , phê phán các sư sãi không tuân thủ các điều cấm và tích cực đẩy mạnh việc cải cách phật giáo ở Tây Tạng . Tháng giêng năm 1409 , Chung-kha-ba xây dựng chùa Can-tan nổi tiếng , sáng lập ra giáo phái Gơ-lu nghiêm khắc tuân theo các điều cấm . Do Chung-kha-ba và những người theo ông đều đội mũ sư màu vàng , nên mới gọi là Hoàng giáo . Sau khi sáng lập , Hoàng giáo lần lượt xây dựng lên các chùa như Chơ-pang , Xơ-la , Gia-xơ-luân-bu , Tha-ơ , La-pu-lâng , những chùa này cùng với chùa Can-tan được mệnh danh là 6 chùa lớn của giáo phái Gơ-lu . Ngoài ra Hoàng giáo còn sáng lập ra hai hệ thống truyền thế phật sống lớn nhất là Đạt-lai và Pên-xê .