Phật giáo là được truyền vào Tây Tạng từ thể kỷ thứ 7 công nguyên dưới thời quốc vương Sung-chan-can-bu . Để tăng cường sự giao lưu kinh tế , văn hoá giữa đồng bào Tạng với các dân tộc xung quanh , hấp thu nền văn hóa tiên tiến của các dân tộc khác , quốc vương Sung-chan-can-bu đã tích cực phát triển quan hệ hữu nghị với các khu vực xung quanh , lần lượt kết duyên với công chúa Nê-pan và công chúa Văn Thành Nhà Đường . Hai cô công chúa này đều mang theo một pho tượng Phật đến Tây Tạng và xây dựng lên chùa Đại Chiêu và chùa Tiểu Chiêu nổi tiếng ở La-xa . Các thợ thuyền và sư sãi cùng đi với các công chúa lần lượt xây dựng lên chùa chiền và dịch các kinh thánh , phật giáo bắt đầu từ Nê-pan và Trung Quốc được truyền vào Tây Tạng . Sau khi quốc vương Sung-chan-can-bu qua đời , Tây Tạng rơi vào cảnh tranh giành quyền lực trong hơn nửa thế kỷ , mãi cho đến đời vua Xư-đơ-du-chan chắt nội của quốc vương Sung-chan-can-bu mới ra sức truyền bá phật giáo .
Năm 710 công nguyên , nhà vua Xư-đơ-du-chan cầu hôn với Nhà Đường , xin cưới công chúa Kim Thành . Sau khi công chúa Kim Thành đến Tây Tạng đã đưa pho tượng phật do công chúa Văn Thành mang đến trước đây vào thờ phụng trong chùa Đại Chiêu , và cho những sư sãi đi theo phụ trách quản lý chùa và chủ trì các hoạt động tôn giáo . Công chúa Kim Thành còn thuyết phục được các hoàng tộc thu nhận những sư sãi đến từ Tây Vực và xây dựng 7 ngôi chùa dành cho họ . Những việc làm này đã thúc đẩy sự phát triển của phật giáo tại Tây Tạng , dẫn đến sự bất bình của các quan lại theo đạo địa phương . Những người này ra sức kìm hãm phật giáo , mãi cho đến khi người con của vùa Xư-đơ-du-chan là Xư-sung-đơ-chan lên nối ngôi xu , thế phát triển của phật giáo mới được cải thiện . Để củng cố quyền lực , vua Xư-sung-đơ-chan đã mượn phật giáo để tấn công các đại thần theo đạo địa phương chống đối nhà vua . Và còn mời hai cao tăng của Ấn-độ và xây chùa Sang-yê , ngôi chùa tu đầu tiên ở Tây Tạng , có 7 con em qúi tộc cắt tóc đi tu tại đây , mở ra tiền lệ cắt tóc đi tu trong lịch sử Tây Tạng . Trong khi mời các cao tăng Ấn-độ , nhà vua Xư-sung-đơ-chan còn cử các đại thần vào nội địa TQ mời các cao tăng đến Tây Tạng giảng kinh .
Năm 781 công nguyên , Nhà Đường bắt đầu luân phiên cử các cao tăng đến Tây Tạng . Hoà thượng Đại Thừa rất được tôn kính Mô-khơ-yan là tiêu biểu của các cao tăng dân tộc Hán tại Tây Tạng . Ông truyền đạo 11 năm tại Tây Tạng , viết 9 bộ kinh luận , khiến cho phật giáo TQ phát triển tại Tây Tạng . Sau này các đời vua ở Tây Tạng đã ra sức đề xướng phật giáo , xây dựng chùa chiền , dịch các kinh thánh và nuôi các sư sãi bằng thu nhập của triều đình , cho phép các sư sãi tham gia chính quyền để làm suy yếu quyền hành của các đại thần . Việc nhà vua mượn phật giáo để củng cố quyền lực đã làm tăng thêm mâu thuẫn với các đại thần theo đạo địa phương . Năm 842 công nguyên , nhân lúc nhà cùa Xư-du-đơ-chan say rượu , chúng đã ám hại và đưa người em của nhà vua là Lang-đa-ma lên nắm ngôi và dấy lên phòng trào tiêu diệt phật giáo dầm rộ . Nhưng sau đó không lâu Lang-đa-ma đã bị các tín đồ phật giáo ám sát , khiến cho Tây Tạng lại rơi vào cảnh nước sôi lửa bỏng bị chia cắt , các thế lực cát cứ mỗi nơi . Đánh dấu "tiền hồng kỳ" của nền phật giáo Tạng kết thúc .
Vào đầu thế kỷ thứ 10 , khu vực Tây Tạng bước vào xã hội phong kiến , các thế lực cát cứ trở thành thế lực phong kiến của các nơi , chúng tích cực triển khai các hoạt động phật giáo khiến cho phật giáo lại được phục hồi và hưng thịnh tại Tây Tạng . Thế nhưng phật giáo hưng thịnh trong thời kỳ này bất kể về hình thức hay nội dung đều có sự khác biệt rất lớn với phật giáo thời kỳ đầu , nó đã hấp thu , tiếp cận và hội nhập với đạo địa phương trong hơn 300 năm đấu tranh với đạo này , đồng thời hoàn thành quá trình Tây Tạng hóa cùng với sự gia tăng của nhân tố phong kiến , hình thành tư tưởng chiết học phật giáo sâu xa lại mang đặc sắc độc đáo của Tây Tạng . Như vậy nền phật giáo Tây Tạng được hình thành và bước vào "Hậu hồng kỳ" . |