Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Khái quát về phật giáo Tây Tạng
   2008-03-24 20:47:36    cri

Trung Quốc là một nước đa tôn giáo , ba đạo lớn trên thế giới là đạo Phật , đạo Thiên chúa và đạo Hồi ở TQ đều có tín đồ , tổ chức và cơ sở hoạt động . Trong đó Phật giạo được chia thành 3 dòng lớn là phật giáo hệ Hán ngữ (được truyền vào từ thế kỷ thứ 2 trước công nguyên ), Phật giáo hệ Tạng ngữ (thế kỷ thứ 7 công nguyên) và Phật giáo hệ ngữ Ba-li . Phật giáo Tây Tạng chính là chỉ phật giáo hệ Tạng ngữ trong 3 dòng nói trên và thường gọi là Phật giáo Tạng hay còn gọi là đạo Lạt-ma . Phật giáo Tạng có ảnh hưởng rộng và sâu sắc trong đồng bào dân tộc Tạng . Sau khi được truyền vào từ thế kỷ thứ 7 phật giáo đã dần dần thâm nhập vào lịch sử , chính trị , kinh tế , văn hóa , giáo dục , phong tục tập quán và trở thành tôn giáo được tín ngưỡng rộng rãi nhất trong đồng bào dân tộc Tạng . Sau ngày giải phóng , Tây Tạng đã tu sửa , mở cửa hơn 1400 chùa chiền và các cơ sở hoạt động tôn giáo .Hiện nay 34 nghìn hoà thượng , chủ trị và tăng ni tiến hành nghiên cứu kinh phật , giáo nghĩa và triển khai các hoạt động tôn giáo một cách tực do tại các chùa chiền , còn đông đảo quần chúng theo đạo thì mở am phật , phật đường , tụng kinh cầu nguyện tại nhà và còn đi hành hương tại các nơi dưới chính sách tự do tín ngưỡng tôn giáo của chính phủ Trung Quốc .

Phần lớn số dân ở khu tự trị Tây Tạng đều tín ngưỡng phật giáo Tạng . Ngoài ra còn có khoảng 2 nghìn người theo đạo Hồi và khoảng 600 người theo đạo Thiên Chúa .

Phật giáo Tạng là một chi của phật giáo Trung Quốc . Vào thế kỷ thứ 7 công nguyên , phật giáo lần lượt từ khu vực trung nguyên của Trung Quốc và từ Nê-pan truyền vào khu vực Tây Tạng , và trước hết được lưu truyền trong các quan lại , qúi tộc , sau đó dần dần mở rộng tới dân gian . Trong quá trình này còn không ngừng có các cao tăng phật giáo từ Ấn-độ và Ca-xơ-mia đến truyền đạo tại cao nguyên Thanh-Tạng và hấp thu hội nhập với tôn giáo nguyên thủy vốn có của Tây Tạng , hình thành phật giáo hệ Tạng ngữ cũng tức là Phật giáo Tạng ngày nay .

Phật giáo Tạng có đặc điểm riêng của nó . Chẳng hạn như chế độ truyển thế của phật sống là có một không hai của phật giáo Tạng . Trong quá trình phát triển lâu dài còn hình thành nhiều giáo phái , chủ yếu giáo phái Ninh Ma(Hồng giáo), giáo phái Xa-che (Hoa giáo) , giáo phái Cơ-truy (Bạch giáo) , giáo phái Gơ-lu(Hoàng giáo) ...Trong đó giáo phái Gơ-lu do Chung-ca-pa tiến hành cải cách tôn giáo và sáng lập vào đầu thế kỷ 15 là có ảnh hưởng lớn nhất . Giáo phái này sau hình thành hai hệ thống phật sống lớn là Đạt-lai và Pên-xê .

Tôn trọng và bảo vệ tự do tín ngưỡng tôn giáo là chính sách cơ bản về tôn giáo của chính phủ Trung Quốc . Khu tực trị Tây Tạng cũng thi hành chính sách tự do tín ngưỡng tôn giáo như các nơi khác trong cả nước . Sự biểu đạt hoàn chỉnh của chính sách này là : công dân có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng tôn giáo . Có quyền tự do tín ngưỡng loại tôn giáo này và quyền tự do tín ngưỡng loại tôn giáo kia . Có quyền tự do theo đạo mà trước kia không theo , cũng có quyền tự do thôi theo đạo mà trước kia đã theo . Trong nội bộ của cùng một tôn giáo có quyền tự do tín ngưỡng giáo phái này và quyền tự do tín ngưỡng pháo phái kia .