Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Nền văn hóa trà của Tây Tạng
   2008-03-24 20:39:48    cri

Ở Tây Tạng rất ít trồng chè, nhưng trà lại là thứ nước uống được già trẻ, gái, trai ở Tây Tạng thích uống nhất, là thứ không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày của người dân Tây Tạng .Dân tộc Tạng có câu ngạn ngữ "một ngày không uống trà thì không suôn sẻ, ba ngày không uống trà thì đau ốm", lại còn có câu : "cơm có thể một ngày không ăn cơm, nhưng trà thì một bữa cũng không thể thiếu " .

Trà đã truyền vào Tây Tạng như thế nào .

Ngay từ trước thế kỷ thứ 5, xã hội Thổ Phiên còn chưa có thói quen uống trà, chỉ coi trà là loại thuốc bổ quý được Hoàng tộc cất giữ. Theo đà giao lưu hữu nghị giữa nhà Đường và nhà Phiên, có những vị sư của nhà Hán đến Tây Tạng truyền kinh pháp, có người qua Thổ Phiên sang Ấn Độ thỉnh kinh, khiến tập tục uống trà được truyền đến Thổ Phiên. Theo sự ghi chép trong cuốn Lịch sử Hán Tạng : "thì các vị sư nhà Hán là người uống trà sành sỏi nhất, sau đó nhà vua Cai-Mi đã học được cách nấu trà của các nhà sư , Mi-cha-công-pu lại học lại được cách nấu trà của nhà vua Cai-mi và sau đó được truyền lại cho nhiều người ."Nhưng phần lớn được lưu truyền trong Hoàng tộc, tầng lớp quý tộc và trong các chùa chiền. Chan-Pu-Lăng-Đa-Ma--nhà vua cuối cùng của xã hội Thổ Phiên thi hành chính sách tàn sát những người theo đạo phật, các nhà sư phải bỏ chạy. Các nhà sư rời khỏi nhà chùa lại lưu truyền tập tục uống trà trong dân gian. Trà có nhiều tác dụng như : giải khát, trợ tiêu hóa, tỉnh táo ,giảm ngấy,v,v lại vừa vặn thích hợp với nhu cầu của người dân tộc Tạng, vì vậy được mọi người ưa thích. Đây là thời kỳ mà thói quen uống trà được truyền vào dân gian sớm nhất. Đến cuối đời nhà Đường, quan hệ giữa nhà Đường và nhà Phiên bước vào giai đoạn tương đối ổn định và hòa bình hữu nghị. Nhà Đường lấy những sản phẩm tơ lụa và trà đổi lấy bò và ngựa của nhà Phiên .Sau cuộc chiến loạn An Sử, giữa nhà Đường và nhà Phan đã thành lập thị trường trao đổi trà và ngựa ở Hà Tây và vùng núi Nhật Nguyệt tỉnh Thanh Hải, nên trà được chuyển vào Tây Tạng với khối lượng lớn. Thời kỳ Ngũ Đại, Tống, Kim, phần lớn vùng Hà Tây là nơi cư trú của những dân tộc thiểu số như Thổ Phiên,v,v, và luôn cống nạp cho triều đình nhà Tống, chủ yếu là ngựa và trà là chính, đồng thời thành lập thị trường trao đổi mua bán trà với ngựa. Thời kỳ nhà Nguyên và nhà Minh, việc đổi ngựa lấy trà rất thịnh hành, đến năm 1372, triều đình nhà Minh thiết lập "Ty trà ngựa".Thời kỳ đầu của triều đại nhà Thanh bắt đầu thiết lập chế độ " thị trường trao đổi ngựa và trà", từ đó trà không ngừng được chuyển vào Tây Tạng. Trà và thói quen uống trà đã được lưu truyền vào và phát triển trải qua một thời kỳ dài như vậy, từ cung đình đến nhà chùa rồi truyền vào dân gian, đồng thời hình thành một loại hình thái văn hóa mới về trà của dân tộc Tạng .